Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154188

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - Những giá trị trường tồn (Bài 2): Tìm lại diện mạo bề thế, trang nghiêm của Lam Kinh

Ngày 08/09/2024 18:54:59

- Gần 6 thế kỷ ra đời và tồn tại trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, song Khu Di tích lịch sử Lam Kinh với những công trình kiến trúc nghệ thuật hết sức độc đáo, giàu giá trị đã trở thành một biểu tượng của văn hóa thời Lê, góp phần làm dầy thêm và phong phú hơn cho nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, trở thành niềm tự hào của người dân xứ Thanh, của con dân đất Việt biết trân quý các tinh hoa giá trị truyền thống.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - Những giá trị trường tồn (Bài 2): Tìm lại diện mạo bề thế, trang nghiêm của Lam Kinh

Theo một số tài liệu khảo cứu lịch sử, văn hóa thì khu miếu điện Lam Kinh bắt đầu được xây dựng năm 1433, sau khi Vua Lê Thái tổ mất và được đưa về an táng ở Lam Kinh. Đến khoảng năm 1457, một số công trình như tẩm cung thờ Thái hoàng thái phi và miếu thờ Cung từ Quốc thái mẫu tiếp tục được xây dựng, giúp hoàn thiện diện mạo toàn bộ khu miếu điện, lăng tẩm. Quần thể khu miếu điện, lăng mộ và các công trình kiến trúc có quy mô trên 200 ha, được xây dựng tại Lam Kinh là một trong những di sản vô giá của nhà Hậu Lê truyền lại cho hậu thế. Theo nhiều tài liệu ghi chép thì Lam Kinh là một hệ thống các công trình, bao gồm: đại điện (chính điện), các tòa thái miếu, tả vu, hữu vu, tây thất, đông trù, nghinh môn, sân rồng, hồ Bán Nguyệt, sông Ngọc, cầu Bạch, hồ Tây, hồ Như Áng, hệ thống tường thành... Đặc biệt, với vai trò là “kinh đô tưởng niệm”, Lam Kinh nổi bật với một hệ thống lăng mộ, bia đá ghi công lao của Vua Lê Thái tổ (Vĩnh Lăng), Lê Thái tông (Hựu Lăng), Lê Thánh tông (Chiêu Lăng), Lê Hiến tông (Dụ Lăng), Lê Túc tông (Kinh Lăng)... Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật có quy mô lớn, thể hiện một trình độ cao về kỹ thuật, mỹ thuật của kiến trúc Lê sơ và Lê Trung hưng; đồng thời mang đậm các yếu tố địa lý, phong thủy phương Đông, cũng như được xây dựng hài hòa với môi trường cảnh quan thiên nhiên.

Sách Khu Di tích Lam Kinh (nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hảo) dẫn theo sử cũ miêu tả: “Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bề nước non xanh biếc, rừng rậm um tùm, Vĩnh Lăng của Lê Thái tổ, Hựu Lăng của Lê Thái tông và các lăng của nhà Lê ở đây cả. Lăng nào cũng có bia. Sau điện lấy Tây Hồ làm “não” giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn, nước ở các ngả chảy vào đó. Có con sông phát nguyên từ hồ ấy, chảy vòng trước mặt, lòng sông có những viên đá tròn nhẵn trông rất xinh xắn, nhưng không ai dám lấy trộm. Lại có lạch nước nhỏ chảy từ bên tay phải trước điện, ôm vòng như cánh cung. Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ở Giang Đình điện Vạn Thọ Đông Kinh. Đi qua cầu mới tới điện. Nền điện cao, hai bên cánh mở rộng, dưới sân có làn nước phẳng, giống như trước điện nhà vua coi chầu. Ngoài nghi môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ công (I), mẫu mực theo đúng như kiểu các miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống thì thấy núi khe hai bên tả, hữu, cái nọ cái kia vòng quanh, thật là một chỗ đẹp để xây dựng cơ nghiệp”.

Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhất là chiến tranh tàn phá, suốt thời gian dài, khu miếu điện Lam Kinh gần như đã trở thành phế tích. Mãi đến năm 1962, Di tích lịch sử Lam Kinh mới được xếp hạng là di tích quốc gia và đưa vào quy hoạch để bảo vệ. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Dự án phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, làm cơ sở cho việc bảo tồn và khôi phục lại diện mạo Lam Kinh như ngày nay. Đồng thời, căn cứ vào những ghi chép của các học giả thời quân chủ, học giả người Pháp (Cadière, Bezacier, Gaspar); dựa trên kết quả từ các đợt khai quật khảo cổ học của các nhà khảo cổ học Việt Nam; đồng thời, dựa trên những dấu tích còn lại, việc phục hồi, tôn tạo di tích đã được tiến hành liên tục, nghiêm túc, công phu và khoa học. Suốt từ đó đến nay, đã có khoảng 20 hạng mục công trình đã được tôn tạo, nổi bật trong đó là toàn chính điện; các khu lăng mộ vua và hoàng thái hậu; các tòa miếu; sân rồng, nghi môn; cầu Bạch, đền thờ Vua Lê Thái tổ; đền thờ Lê Lai... Cùng với đó, các hạng mục như hồ Như Áng, giếng cổ, sông Ngọc và cảnh quan thiên nhiên cũng được cải tạo và bảo vệ nghiêm ngặt. Nhờ đó, Lam Kinh đã thực sự được “hồi sinh” từ tro tàn phế tích và có được diện mạo bề thế, trang nghiêm, linh thiêng để hậu thế tìm về ngưỡng vọng, tri ân công đức tiền nhân tiên tổ.

Vẫn là một quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo, được xây dựng trên cơ sở tận dụng và cải biến môi trường tự nhiên, kết hợp với nguyên tắc địa lý - phong thủy truyền thống phương Đông. Từ đó, tạo cho trung tâm Lam Kinh một không gian bề thế và linh thiêng, in đậm vào tâm thức dân gian. Mặc dù là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của nhà Lê, nhưng các công trình từ lăng tẩm đến đền đài đều có bóng dáng lối kiến trúc làng xã Việt Nam truyền thống, mộc mạc và thân thuộc. Sải bước qua cầu Bạch bắc ngang sông Ngọc là bước vào không gian mướt mát màu xanh và không khí trầm lắng, hoài cổ. Với các giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa - kiến trúc, nghệ thuật đó, năm 2012 Khu Di tích lịch sử Lam Kinh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg, ngày 27-9-2012). Sự vinh danh này đã khẳng định cho những giá trị trường tồn về lịch sử, văn hóa - kiến trúc, nghệ thuật của Lam Kinh không chỉ tiêu biểu cho một thời đại mà còn bởi di sản này đã trải qua sự chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và lịch sử, để trở thành một phần tinh hoa lấp lánh trong kho tàng văn hóa đồ sộ của dân tộc Việt Nam.

Có nhận định cho rằng, di sản văn hóa là sản phẩm của những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị cụ thể qua nhiều thời kỳ lịch sử. Song, cái gọi là sáng tạo văn hóa trước hết và căn bản đều phải dựa trên những yếu tố truyền thống hay các giá trị tinh hoa của nền văn hóa dân tộc, đồng thời với việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Cũng chính vì lẽ đó, quá trình trùng tu, tôn tạo nhằm tìm lại diện mạo cho khu miếu điện Lam Kinh diễn ra suốt nhiều thập kỷ qua, cũng chính là hành trình khơi nguồn cái đẹp và tinh hoa giá trị truyền thống vào đời sống đương đại. Từ đó, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; cũng như khơi nguồn lực văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần làm tiền đề nhân lên tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân đất Việt.

 

Nguồn: Baothanhhoa.vn

  

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - Những giá trị trường tồn (Bài 2): Tìm lại diện mạo bề thế, trang nghiêm của Lam Kinh

Đăng lúc: 08/09/2024 18:54:59 (GMT+7)

- Gần 6 thế kỷ ra đời và tồn tại trong bối cảnh lịch sử đầy biến động, song Khu Di tích lịch sử Lam Kinh với những công trình kiến trúc nghệ thuật hết sức độc đáo, giàu giá trị đã trở thành một biểu tượng của văn hóa thời Lê, góp phần làm dầy thêm và phong phú hơn cho nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, trở thành niềm tự hào của người dân xứ Thanh, của con dân đất Việt biết trân quý các tinh hoa giá trị truyền thống.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - Những giá trị trường tồn (Bài 2): Tìm lại diện mạo bề thế, trang nghiêm của Lam Kinh

Theo một số tài liệu khảo cứu lịch sử, văn hóa thì khu miếu điện Lam Kinh bắt đầu được xây dựng năm 1433, sau khi Vua Lê Thái tổ mất và được đưa về an táng ở Lam Kinh. Đến khoảng năm 1457, một số công trình như tẩm cung thờ Thái hoàng thái phi và miếu thờ Cung từ Quốc thái mẫu tiếp tục được xây dựng, giúp hoàn thiện diện mạo toàn bộ khu miếu điện, lăng tẩm. Quần thể khu miếu điện, lăng mộ và các công trình kiến trúc có quy mô trên 200 ha, được xây dựng tại Lam Kinh là một trong những di sản vô giá của nhà Hậu Lê truyền lại cho hậu thế. Theo nhiều tài liệu ghi chép thì Lam Kinh là một hệ thống các công trình, bao gồm: đại điện (chính điện), các tòa thái miếu, tả vu, hữu vu, tây thất, đông trù, nghinh môn, sân rồng, hồ Bán Nguyệt, sông Ngọc, cầu Bạch, hồ Tây, hồ Như Áng, hệ thống tường thành... Đặc biệt, với vai trò là “kinh đô tưởng niệm”, Lam Kinh nổi bật với một hệ thống lăng mộ, bia đá ghi công lao của Vua Lê Thái tổ (Vĩnh Lăng), Lê Thái tông (Hựu Lăng), Lê Thánh tông (Chiêu Lăng), Lê Hiến tông (Dụ Lăng), Lê Túc tông (Kinh Lăng)... Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật có quy mô lớn, thể hiện một trình độ cao về kỹ thuật, mỹ thuật của kiến trúc Lê sơ và Lê Trung hưng; đồng thời mang đậm các yếu tố địa lý, phong thủy phương Đông, cũng như được xây dựng hài hòa với môi trường cảnh quan thiên nhiên.

Sách Khu Di tích Lam Kinh (nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hảo) dẫn theo sử cũ miêu tả: “Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bề nước non xanh biếc, rừng rậm um tùm, Vĩnh Lăng của Lê Thái tổ, Hựu Lăng của Lê Thái tông và các lăng của nhà Lê ở đây cả. Lăng nào cũng có bia. Sau điện lấy Tây Hồ làm “não” giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn, nước ở các ngả chảy vào đó. Có con sông phát nguyên từ hồ ấy, chảy vòng trước mặt, lòng sông có những viên đá tròn nhẵn trông rất xinh xắn, nhưng không ai dám lấy trộm. Lại có lạch nước nhỏ chảy từ bên tay phải trước điện, ôm vòng như cánh cung. Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ở Giang Đình điện Vạn Thọ Đông Kinh. Đi qua cầu mới tới điện. Nền điện cao, hai bên cánh mở rộng, dưới sân có làn nước phẳng, giống như trước điện nhà vua coi chầu. Ngoài nghi môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rất thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ công (I), mẫu mực theo đúng như kiểu các miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống thì thấy núi khe hai bên tả, hữu, cái nọ cái kia vòng quanh, thật là một chỗ đẹp để xây dựng cơ nghiệp”.

Tuy nhiên, trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhất là chiến tranh tàn phá, suốt thời gian dài, khu miếu điện Lam Kinh gần như đã trở thành phế tích. Mãi đến năm 1962, Di tích lịch sử Lam Kinh mới được xếp hạng là di tích quốc gia và đưa vào quy hoạch để bảo vệ. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Dự án phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, làm cơ sở cho việc bảo tồn và khôi phục lại diện mạo Lam Kinh như ngày nay. Đồng thời, căn cứ vào những ghi chép của các học giả thời quân chủ, học giả người Pháp (Cadière, Bezacier, Gaspar); dựa trên kết quả từ các đợt khai quật khảo cổ học của các nhà khảo cổ học Việt Nam; đồng thời, dựa trên những dấu tích còn lại, việc phục hồi, tôn tạo di tích đã được tiến hành liên tục, nghiêm túc, công phu và khoa học. Suốt từ đó đến nay, đã có khoảng 20 hạng mục công trình đã được tôn tạo, nổi bật trong đó là toàn chính điện; các khu lăng mộ vua và hoàng thái hậu; các tòa miếu; sân rồng, nghi môn; cầu Bạch, đền thờ Vua Lê Thái tổ; đền thờ Lê Lai... Cùng với đó, các hạng mục như hồ Như Áng, giếng cổ, sông Ngọc và cảnh quan thiên nhiên cũng được cải tạo và bảo vệ nghiêm ngặt. Nhờ đó, Lam Kinh đã thực sự được “hồi sinh” từ tro tàn phế tích và có được diện mạo bề thế, trang nghiêm, linh thiêng để hậu thế tìm về ngưỡng vọng, tri ân công đức tiền nhân tiên tổ.

Vẫn là một quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo, được xây dựng trên cơ sở tận dụng và cải biến môi trường tự nhiên, kết hợp với nguyên tắc địa lý - phong thủy truyền thống phương Đông. Từ đó, tạo cho trung tâm Lam Kinh một không gian bề thế và linh thiêng, in đậm vào tâm thức dân gian. Mặc dù là nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của nhà Lê, nhưng các công trình từ lăng tẩm đến đền đài đều có bóng dáng lối kiến trúc làng xã Việt Nam truyền thống, mộc mạc và thân thuộc. Sải bước qua cầu Bạch bắc ngang sông Ngọc là bước vào không gian mướt mát màu xanh và không khí trầm lắng, hoài cổ. Với các giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa - kiến trúc, nghệ thuật đó, năm 2012 Khu Di tích lịch sử Lam Kinh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg, ngày 27-9-2012). Sự vinh danh này đã khẳng định cho những giá trị trường tồn về lịch sử, văn hóa - kiến trúc, nghệ thuật của Lam Kinh không chỉ tiêu biểu cho một thời đại mà còn bởi di sản này đã trải qua sự chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và lịch sử, để trở thành một phần tinh hoa lấp lánh trong kho tàng văn hóa đồ sộ của dân tộc Việt Nam.

Có nhận định cho rằng, di sản văn hóa là sản phẩm của những điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị cụ thể qua nhiều thời kỳ lịch sử. Song, cái gọi là sáng tạo văn hóa trước hết và căn bản đều phải dựa trên những yếu tố truyền thống hay các giá trị tinh hoa của nền văn hóa dân tộc, đồng thời với việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Cũng chính vì lẽ đó, quá trình trùng tu, tôn tạo nhằm tìm lại diện mạo cho khu miếu điện Lam Kinh diễn ra suốt nhiều thập kỷ qua, cũng chính là hành trình khơi nguồn cái đẹp và tinh hoa giá trị truyền thống vào đời sống đương đại. Từ đó, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; cũng như khơi nguồn lực văn hóa với vai trò là nền tảng tinh thần làm tiền đề nhân lên tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân đất Việt.

 

Nguồn: Baothanhhoa.vn

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC