Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154188

ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO

Ngày 20/10/2024 21:31:23

ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO

- Quán triệt nội dung Chỉ thị số 09 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo”, Ban Chỉ đạo 138 huyện Thọ Xuân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai đồng bộ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã về công tác tôn giáo.

177d4092416t80776l0.jpg 

Chức sắc, chức việc tôn giáo của tỉnh nhận Giấy khen của Công an tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 09 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo” giai đoạn 2014-2024.

Huyện Thọ Xuân có gần 26.000 đồng bào công giáo, đang sinh sống tại 21/30 xã, thị trấn. Trong đó, Phật giáo có trên 5.000 tăng ni, phật tử, sinh sống tại hầu hết các xã, thị trấn... Đến nay, huyện Thọ Xuân đã củng cố, kiện toàn 30 ban chỉ đạo an ninh trật tự (ANTT) xã, thị trấn, 240 tổ bảo vệ ANTT thôn, khu phố và 2.215 tổ an ninh xã hội; 274 tổ hòa giải. Toàn huyện đã xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả 24 mô hình “Camera với ANTT”; 213 mô hình “Tổ 3 trên 1”; 146 mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”; 2 mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa”... Trong những năm qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) vùng đồng bào các tôn giáo ở huyện Thọ Xuân đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm tốt ANTT, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo ngày càng được cải thiện; nhiều xứ đạo, họ đạo, chức sắc, tín đồ trở thành điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm ANTT.

Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo đang hoạt động ở 27/27 huyện, thị xã, thành phố, gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài. Số lượng tín đồ các tôn giáo hơn 300.000 người, chiếm tỷ lệ khoảng 8,5% so với dân số toàn tỉnh. Nhờ sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành của tỉnh và các địa phương, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong đồng bào các tôn giáo có sự lồng ghép chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước khác, lan tỏa hiệu ứng cộng hưởng tích cực. Một số địa phương có sự vận dụng sáng tạo, chú trọng chỉ đạo làm tốt ngay từ cơ sở tôn giáo, đưa phong trào đi vào chiều sâu, phát triển những mô hình tự quản tiêu biểu có nhiều đóng góp to lớn trong công tác bảo đảm ANTT.

Trên địa bàn tỉnh có 87 mô hình tự quản về ANTT trong vùng đồng bào các tôn giáo, các mô hình xứ đạo, thôn xóm bình yên, gia đình hạnh phúc, mô hình chùa cảnh tiên tiến, xóm, tổ dân phố không có tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, tiếp tục được xây dựng, nhân rộng. Các mô hình, phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ trong các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã góp phần giữ vững ổn định ANTT; phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm, tạo ra thế trận an ninh Nhân dân vững chắc từ địa bàn cơ sở. Nổi bật là các mô hình như: “Giáo họ bình yên, gia đình hạnh phúc” tại giáo họ Tức Tranh, Ngọc Mai (TP Thanh Hóa); mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” tại giáo xứ Nga Điền (Nga Sơn); mô hình “Chùa tinh tiến”, “Tâm sáng, hướng thiện”...

Mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” đã được Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ xã và các ban, ngành, đoàn thể xã Nga Điền (Nga Sơn) đặc biệt quan tâm, nhất là được sự tham gia góp ý của các linh mục, hội đồng giáo xứ và sự đồng thuận của Nhân dân. Sau 10 năm triển khai thực hiện, mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” đã đi vào cuộc sống. Hiện nay, trên địa bàn xã có 20 chức sắc, chức việc giáo dân tham gia làm tổ trưởng, tổ phó tổ ANTT xã hội ở các khu dân cư. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mà 100% hộ dân trong xã đã ký cam kết tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT. Kể từ khi có mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” số vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn xã đã giảm về số lượng và tính chất, mức độ theo từng năm, góp phần quan trọng vào sự phát triển đi lên của địa phương.

Thông qua việc triển khai thực hiện phong trào, nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ngày càng được nâng lên. Mỗi chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo là nhân tố tích cực, có trách nhiệm trong công tác giữ gìn ANTT, tham gia tích cực, tiên phong trong các phong trào mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở, các phong trào thi đua yêu nước, chung sức, chung lòng xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ...
Nguồn;Baothanhhoa.vn

  

ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO

Đăng lúc: 20/10/2024 21:31:23 (GMT+7)

ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG ĐỒNG BÀO CÁC TÔN GIÁO

- Quán triệt nội dung Chỉ thị số 09 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo”, Ban Chỉ đạo 138 huyện Thọ Xuân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai đồng bộ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã về công tác tôn giáo.

177d4092416t80776l0.jpg 

Chức sắc, chức việc tôn giáo của tỉnh nhận Giấy khen của Công an tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 09 của Bộ Công an về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo” giai đoạn 2014-2024.

Huyện Thọ Xuân có gần 26.000 đồng bào công giáo, đang sinh sống tại 21/30 xã, thị trấn. Trong đó, Phật giáo có trên 5.000 tăng ni, phật tử, sinh sống tại hầu hết các xã, thị trấn... Đến nay, huyện Thọ Xuân đã củng cố, kiện toàn 30 ban chỉ đạo an ninh trật tự (ANTT) xã, thị trấn, 240 tổ bảo vệ ANTT thôn, khu phố và 2.215 tổ an ninh xã hội; 274 tổ hòa giải. Toàn huyện đã xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả 24 mô hình “Camera với ANTT”; 213 mô hình “Tổ 3 trên 1”; 146 mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy”; 2 mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa”... Trong những năm qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) vùng đồng bào các tôn giáo ở huyện Thọ Xuân đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm tốt ANTT, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các tôn giáo ngày càng được cải thiện; nhiều xứ đạo, họ đạo, chức sắc, tín đồ trở thành điển hình tiên tiến trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm ANTT.

Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo đang hoạt động ở 27/27 huyện, thị xã, thành phố, gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài. Số lượng tín đồ các tôn giáo hơn 300.000 người, chiếm tỷ lệ khoảng 8,5% so với dân số toàn tỉnh. Nhờ sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành của tỉnh và các địa phương, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong đồng bào các tôn giáo có sự lồng ghép chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước khác, lan tỏa hiệu ứng cộng hưởng tích cực. Một số địa phương có sự vận dụng sáng tạo, chú trọng chỉ đạo làm tốt ngay từ cơ sở tôn giáo, đưa phong trào đi vào chiều sâu, phát triển những mô hình tự quản tiêu biểu có nhiều đóng góp to lớn trong công tác bảo đảm ANTT.

Trên địa bàn tỉnh có 87 mô hình tự quản về ANTT trong vùng đồng bào các tôn giáo, các mô hình xứ đạo, thôn xóm bình yên, gia đình hạnh phúc, mô hình chùa cảnh tiên tiến, xóm, tổ dân phố không có tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, tiếp tục được xây dựng, nhân rộng. Các mô hình, phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ trong các tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã góp phần giữ vững ổn định ANTT; phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm, tạo ra thế trận an ninh Nhân dân vững chắc từ địa bàn cơ sở. Nổi bật là các mô hình như: “Giáo họ bình yên, gia đình hạnh phúc” tại giáo họ Tức Tranh, Ngọc Mai (TP Thanh Hóa); mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” tại giáo xứ Nga Điền (Nga Sơn); mô hình “Chùa tinh tiến”, “Tâm sáng, hướng thiện”...

Mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” đã được Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ xã và các ban, ngành, đoàn thể xã Nga Điền (Nga Sơn) đặc biệt quan tâm, nhất là được sự tham gia góp ý của các linh mục, hội đồng giáo xứ và sự đồng thuận của Nhân dân. Sau 10 năm triển khai thực hiện, mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” đã đi vào cuộc sống. Hiện nay, trên địa bàn xã có 20 chức sắc, chức việc giáo dân tham gia làm tổ trưởng, tổ phó tổ ANTT xã hội ở các khu dân cư. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mà 100% hộ dân trong xã đã ký cam kết tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư, xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT. Kể từ khi có mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hóa” số vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn xã đã giảm về số lượng và tính chất, mức độ theo từng năm, góp phần quan trọng vào sự phát triển đi lên của địa phương.

Thông qua việc triển khai thực hiện phong trào, nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị về ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ngày càng được nâng lên. Mỗi chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo là nhân tố tích cực, có trách nhiệm trong công tác giữ gìn ANTT, tham gia tích cực, tiên phong trong các phong trào mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở, các phong trào thi đua yêu nước, chung sức, chung lòng xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ...
Nguồn;Baothanhhoa.vn

  

Công khai giải quyết TTHC