HUYỆN THỌ XUÂN: ĐA DẠNG CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG
HUYỆN THỌ XUÂN: ĐA DẠNG CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG
Vụ đông được huyện Thọ Xuân xác định là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo. Vì vậy, huyện chỉ đạo các địa phương xác định rõ đối tượng cơ cấu giống cây trồng vụ đông có lợi thế, nhằm tránh tình trạng dư thừa các sản phẩm nông nghiệp, gây khó khăn trong tiêu thụ và thiệt hại cho người dân.
Vụ đông này, huyện Thọ Xuân đề ra kế hoạch gieo trồng 5.200 ha, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 434 tỷ đồng trở lên. Để sản xuất vụ đông đạt hiệu quả cao, ngành nông nghiệp đã triển khai phương án sản xuất vụ đông năm 2024-2025, hướng dẫn cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống làm cơ sở triển khai đến các xã, thị trấn. Cùng với đó, tổ chức giới thiệu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao để các địa phương có hướng lựa chọn, tư vấn cho các hộ sản xuất phát triển mở rộng. Các đơn vị trực thuộc ngành nông nghiệp thường xuyên phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương kiểm tra, quản lý Nhà nước về chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại vật tư hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn. Các địa phương chủ động tìm giải pháp, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh, xác định các sản phẩm trồng trọt có lợi thế trên địa bàn để định hướng phát triển sản xuất hợp lý theo nhu cầu thị trường. Hướng nông dân các biện pháp sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản an toàn dịch bệnh để tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. Ngành nông nghiệp thực hiện các giải pháp thu hút, mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, HTX... đầu tư vào sản xuất trồng trọt vụ đông; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, sản xuất theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị trường...
Ngành nông nghiệp xác định nhóm cây trồng chủ lực trong vụ đông gồm: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại. Trong đó, cây ngô, cây rau phải được xem như cây chủ lực trong cả vụ đông. Đẩy mạnh tối đa diện tích sản xuất cây trồng vụ đông ở các địa phương nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất. Các địa phương đa dạng hóa các nhóm cây khác trong vụ đông, đặc biệt chú ý trồng rải vụ đối với cây rau nhằm giảm hiện tượng vừa thiếu. Đồng thời, gắn sản xuất với chứng nhận an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao giá trị thu nhập đối với người sản xuất rau, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
MTTQ HUYỆN THỌ XUÂN: PHÁT HUY HIỆU QUẢ VAI TRÒ NÒNG CỐT TRONG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
14/11/2024 21:08:59 -
HỘI NGHỊ TIẾP XÚC CỬ TRI CỦA ĐẠI BIỂU HĐND TỈNH TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 23, HĐND TỈNH KHÓA XVIII
14/11/2024 20:47:07 -
HUYỆN THỌ XUÂN: VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN HIẾN ĐẤT PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG, XÂY DỰNG HUYỆN TRỞ THÀNH THỊ XÃ TRƯỚC NĂM 2030
14/11/2024 20:44:12 -
UBND HUYỆN THỌ XUÂN: NGHE, CHO Ý KIẾN VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG THUỘC THẨM QUYỀN
14/11/2024 20:40:17
HUYỆN THỌ XUÂN: ĐA DẠNG CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG
HUYỆN THỌ XUÂN: ĐA DẠNG CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG
Vụ đông được huyện Thọ Xuân xác định là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo. Vì vậy, huyện chỉ đạo các địa phương xác định rõ đối tượng cơ cấu giống cây trồng vụ đông có lợi thế, nhằm tránh tình trạng dư thừa các sản phẩm nông nghiệp, gây khó khăn trong tiêu thụ và thiệt hại cho người dân.
Vụ đông này, huyện Thọ Xuân đề ra kế hoạch gieo trồng 5.200 ha, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 434 tỷ đồng trở lên. Để sản xuất vụ đông đạt hiệu quả cao, ngành nông nghiệp đã triển khai phương án sản xuất vụ đông năm 2024-2025, hướng dẫn cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống làm cơ sở triển khai đến các xã, thị trấn. Cùng với đó, tổ chức giới thiệu các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao để các địa phương có hướng lựa chọn, tư vấn cho các hộ sản xuất phát triển mở rộng. Các đơn vị trực thuộc ngành nông nghiệp thường xuyên phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương kiểm tra, quản lý Nhà nước về chất lượng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại vật tư hàng hóa nông nghiệp trên địa bàn. Các địa phương chủ động tìm giải pháp, trên cơ sở tiềm năng thế mạnh, xác định các sản phẩm trồng trọt có lợi thế trên địa bàn để định hướng phát triển sản xuất hợp lý theo nhu cầu thị trường. Hướng nông dân các biện pháp sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản an toàn dịch bệnh để tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. Ngành nông nghiệp thực hiện các giải pháp thu hút, mời gọi và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, HTX... đầu tư vào sản xuất trồng trọt vụ đông; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất bền vững, sản xuất theo hợp đồng, đáp ứng nhu cầu thị trường...
Ngành nông nghiệp xác định nhóm cây trồng chủ lực trong vụ đông gồm: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại. Trong đó, cây ngô, cây rau phải được xem như cây chủ lực trong cả vụ đông. Đẩy mạnh tối đa diện tích sản xuất cây trồng vụ đông ở các địa phương nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất. Các địa phương đa dạng hóa các nhóm cây khác trong vụ đông, đặc biệt chú ý trồng rải vụ đối với cây rau nhằm giảm hiện tượng vừa thiếu. Đồng thời, gắn sản xuất với chứng nhận an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao giá trị thu nhập đối với người sản xuất rau, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Đỗ Duy Nhã, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân