Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154188

Đầu tư phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao

Ngày 16/06/2021 16:59:08

(Baothanhhoa.vn) - Trích tham luận của đồng chí Lê Đình Hải - Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân, Đoàn đại biểu Đảng bộ huyện Thọ Xuân, dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 

 

Đầu tư phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao

Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của huyện Thọ Xuân trong giai đoạn tới.

Được xác định là trung tâm kinh tế động lực phía Tây của tỉnh, lại nằm trong 3 trên 6 hành lang kinh tế, trong những năm qua tỉnh đã đầu tư hạ tầng giao thông kết nối khu vực và các vùng phát triển trong tỉnh như: Tuyến đường kết nối quốc lộ 47 với đường Hồ Chí Minh; đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Nghi Sơn, đường nối thành phố Thanh Hóa với Cảng Hàng không Thọ Xuân, đường kết nối từ Thị trấn Thọ Xuân đi Khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng ...

Công tác quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được quan tâm thực hiện. Trong đó đã hoàn thành quy hoạch chung và quy hoạch phân khu của quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, quy hoạch phân khu khu nông nghiệp công nghệ cao… nên đã bắt đầu có một số dự án trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp do doanh nghiệp đầu tư.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Quy hoạch đô thị Lam Sơn - Sao Vàng đã được điều chỉnh từ năm 2018 nhưng đến nay không còn phù hợp với tình hình thực tế nên đã ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư vào khu vực, nhất là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng chưa được đầu tư đáng kể để làm cơ sở đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư.

Để huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao phía Tây của tỉnh, trong thời gian tới huyện sẽ tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung xây dựng Đề án phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2030 trở thành một huyện công nghiệp và thị xã để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương và triển khai thực hiện, nhằm gắn kết chặt chẽ định hướng phát triển của huyện với định hướng phát triển của tỉnh thông qua quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ hai, huyện sẽ phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh hoàn thành quy hoạch điều chỉnh đô thị Lam Sơn - Sao Vàng làm cơ sở để thực hiện các quy hoạch phân khu. Đồng thời rà soát lại các quy hoạch hiện có, đánh giá thực trạng các quy hoạch để điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện gắn với định hướng của quy hoạch vùng huyện, gắn với các vành đai phát triển theo hướng phát triển đô thị, để hình thành thị xã vào năm 2030.

Thứ ba, tiến hành rà soát, đánh giá việc quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, để nghiên cứu đưa ra giải pháp cụ thể khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế; triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 sát với thực tiễn yêu cầu phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch gắn với tăng cường quản lý sự dụng, đảm bảo quản lý, khai thác, sự dụng hợp lý nguồn tài nguyên từ đất. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch bàn giao cho nhà đầu tư đúng tiến độ cam kết; kiên quyết không để dự án chậm tiến độ do không có mặt bằng thi công.

Thứ tư, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là công tác giải phóng mặt bằng và cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh địa phương và các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư. Ưu tiên kêu gọi các dự án sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất linh kiện điện tử; sản xuất thiết bị vật tư y tế; thiết bị viễn thông, thiết bị chiếu sáng, công nghiệp phụ trợ, các dự án công nghệ sạch, thân thiện với môi trường…

Thứ năm, cùng với các nguồn vốn của Trung ương và của tỉnh, huyện sẽ huy động các nguồn lực tại địa phương bằng nhiều hình thức để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tình kết nối, lan tỏa cao; kết nối các tuyến đường huyện với các trục chính của tỉnh; hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai, đồng thời huy động cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng và giải quyết nhanh các thủ tục triển khai các dự án trọng điểm.

Nguồn: Baothanhhoa.vn

Đầu tư phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao

Đăng lúc: 16/06/2021 16:59:08 (GMT+7)

(Baothanhhoa.vn) - Trích tham luận của đồng chí Lê Đình Hải - Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân, Đoàn đại biểu Đảng bộ huyện Thọ Xuân, dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 

 

Đầu tư phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao

Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của huyện Thọ Xuân trong giai đoạn tới.

Được xác định là trung tâm kinh tế động lực phía Tây của tỉnh, lại nằm trong 3 trên 6 hành lang kinh tế, trong những năm qua tỉnh đã đầu tư hạ tầng giao thông kết nối khu vực và các vùng phát triển trong tỉnh như: Tuyến đường kết nối quốc lộ 47 với đường Hồ Chí Minh; đường từ Cảng Hàng không Thọ Xuân đi Nghi Sơn, đường nối thành phố Thanh Hóa với Cảng Hàng không Thọ Xuân, đường kết nối từ Thị trấn Thọ Xuân đi Khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng ...

Công tác quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết được quan tâm thực hiện. Trong đó đã hoàn thành quy hoạch chung và quy hoạch phân khu của quy hoạch chung đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, quy hoạch phân khu khu nông nghiệp công nghệ cao… nên đã bắt đầu có một số dự án trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp do doanh nghiệp đầu tư.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Quy hoạch đô thị Lam Sơn - Sao Vàng đã được điều chỉnh từ năm 2018 nhưng đến nay không còn phù hợp với tình hình thực tế nên đã ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư vào khu vực, nhất là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng chưa được đầu tư đáng kể để làm cơ sở đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư.

Để huy động tối đa các nguồn lực đầu tư phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao phía Tây của tỉnh, trong thời gian tới huyện sẽ tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung xây dựng Đề án phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu đến năm 2030 trở thành một huyện công nghiệp và thị xã để báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương và triển khai thực hiện, nhằm gắn kết chặt chẽ định hướng phát triển của huyện với định hướng phát triển của tỉnh thông qua quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ hai, huyện sẽ phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh hoàn thành quy hoạch điều chỉnh đô thị Lam Sơn - Sao Vàng làm cơ sở để thực hiện các quy hoạch phân khu. Đồng thời rà soát lại các quy hoạch hiện có, đánh giá thực trạng các quy hoạch để điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện gắn với định hướng của quy hoạch vùng huyện, gắn với các vành đai phát triển theo hướng phát triển đô thị, để hình thành thị xã vào năm 2030.

Thứ ba, tiến hành rà soát, đánh giá việc quản lý và thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, để nghiên cứu đưa ra giải pháp cụ thể khắc phục những bất cập, tồn tại, hạn chế; triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 sát với thực tiễn yêu cầu phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và du lịch gắn với tăng cường quản lý sự dụng, đảm bảo quản lý, khai thác, sự dụng hợp lý nguồn tài nguyên từ đất. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch bàn giao cho nhà đầu tư đúng tiến độ cam kết; kiên quyết không để dự án chậm tiến độ do không có mặt bằng thi công.

Thứ tư, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là công tác giải phóng mặt bằng và cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh địa phương và các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư. Ưu tiên kêu gọi các dự án sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất linh kiện điện tử; sản xuất thiết bị vật tư y tế; thiết bị viễn thông, thiết bị chiếu sáng, công nghiệp phụ trợ, các dự án công nghệ sạch, thân thiện với môi trường…

Thứ năm, cùng với các nguồn vốn của Trung ương và của tỉnh, huyện sẽ huy động các nguồn lực tại địa phương bằng nhiều hình thức để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tình kết nối, lan tỏa cao; kết nối các tuyến đường huyện với các trục chính của tỉnh; hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai, đồng thời huy động cả hệ thống chính trị tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng và giải quyết nhanh các thủ tục triển khai các dự án trọng điểm.

Nguồn: Baothanhhoa.vn

Công khai giải quyết TTHC