BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ KIÊNG KỴ TRONG CHẾ BIẾN THỨC ĂN
Nhiều người thích tự mình nấu ăn, do đó biết cách kiêng kỵ trong chế biến là hết sức quan trọng; chuyên mục "vào bếp" không phải làđiều dễ làm. Sau đây là một số phương pháp để giúp chế biến và bảo quản thực phẩm và thức ăn an toàn:
Kiêng đông lạnh thực phẩm nhiều lần: Thực phẩm đông lạnh lặp lại nhiều lần giảm độ tươi ngon và rút ngắn thời gian bảo quản thực phẩm. Thực phẩm sau khi rã đông sẽ dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Kiêng dùng nước nóng ngâm mộc nhĩ: Khi mộc nhĩ sinh trưởng có lượng lớn thủy ngân. Sau khi khô biến thành chất da, dùng nước nóng ngâm làm tổn hại đến thành phần dinh dưỡng và khó bảo quản.
- Kiêng dùng lửa to nấu bằng nồi gang mới: Khi dung nồi gang mới không nên sử dụng lửa quá to, để tránh nồi gang tập trung nhiệt mà bị nứt, không nên đợi nồi nóng đến nhiệt độ cao mới đổ dầu vào, nóng gặp lạnh cũng dễ làm nứt nồi.
- Kiêng dùng nồi nhôm nấu thức ăn có tính chua: Thức ăn có tính chua tiếp xúc dụng cụ nấu ăn bằng nhôm thời gian dài, một lượng nhôm tương đối được thức ăn hấp thụ, người ăn loại thức ăn này sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Thức ăn kiêng bỏ trong tủ lạnh: Vải tươi để 1 ngày trong nhiệt độ dưới 0°C, vỏ của nó sẽ bị đen hoặc thịt biến mùi; Chuối tiêu bảo quản trong môi trường dưới 12°C sẽ bị đen vỏ, rữa nát; Dưa chuột để 3 ngày trong tủ lạnh dưới 0°C, vỏ sẽ có dạng thấm nước, dùng dao thái ra sẽ có nước dạng keo chảy ra, mất hương vị vốn có của nó; Cà chua sau khi đông lạnh cục bộ hoặc toàn bộ quả sẽ ngấm nước mềm nát, hoặc phần dưới bị nứt.
- Kiêng dùng dầu bảo quản thực phẩm sau khi đã gia nhiệt ở nhiệt độ cao. Sau khi dầu ăn được đun ở nhiệt độ cao đem bảo quản thực phẩm, một mặt axit béo cần thiết đã bị phân hủy, mặt khác axit béo không bão hòa oxy hóa có thể sinh ra tác dụng tụ hợp.
Tin cùng chuyên mục
-
UBND xã xây dựng kế hoạch đảm bảo ATTP trong dịp tết trung thu năm 2024
10/09/2024 20:24:16 -
UBND xã tăng cường đảm bảo ATTP trong bếp ăn tập thể trên địa bàn xã
10/09/2024 20:24:16 -
đảm bảo ATTP trong dịp tết trung thu 2024
06/09/2024 07:55:46 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN: LỰA CHỌN THỰC TỐT PHẨM TRONG MÙA HÈ
12/06/2024 00:00:00
BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ KIÊNG KỴ TRONG CHẾ BIẾN THỨC ĂN
Nhiều người thích tự mình nấu ăn, do đó biết cách kiêng kỵ trong chế biến là hết sức quan trọng; chuyên mục "vào bếp" không phải làđiều dễ làm. Sau đây là một số phương pháp để giúp chế biến và bảo quản thực phẩm và thức ăn an toàn:
Kiêng đông lạnh thực phẩm nhiều lần: Thực phẩm đông lạnh lặp lại nhiều lần giảm độ tươi ngon và rút ngắn thời gian bảo quản thực phẩm. Thực phẩm sau khi rã đông sẽ dễ bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Kiêng dùng nước nóng ngâm mộc nhĩ: Khi mộc nhĩ sinh trưởng có lượng lớn thủy ngân. Sau khi khô biến thành chất da, dùng nước nóng ngâm làm tổn hại đến thành phần dinh dưỡng và khó bảo quản.
- Kiêng dùng lửa to nấu bằng nồi gang mới: Khi dung nồi gang mới không nên sử dụng lửa quá to, để tránh nồi gang tập trung nhiệt mà bị nứt, không nên đợi nồi nóng đến nhiệt độ cao mới đổ dầu vào, nóng gặp lạnh cũng dễ làm nứt nồi.
- Kiêng dùng nồi nhôm nấu thức ăn có tính chua: Thức ăn có tính chua tiếp xúc dụng cụ nấu ăn bằng nhôm thời gian dài, một lượng nhôm tương đối được thức ăn hấp thụ, người ăn loại thức ăn này sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Thức ăn kiêng bỏ trong tủ lạnh: Vải tươi để 1 ngày trong nhiệt độ dưới 0°C, vỏ của nó sẽ bị đen hoặc thịt biến mùi; Chuối tiêu bảo quản trong môi trường dưới 12°C sẽ bị đen vỏ, rữa nát; Dưa chuột để 3 ngày trong tủ lạnh dưới 0°C, vỏ sẽ có dạng thấm nước, dùng dao thái ra sẽ có nước dạng keo chảy ra, mất hương vị vốn có của nó; Cà chua sau khi đông lạnh cục bộ hoặc toàn bộ quả sẽ ngấm nước mềm nát, hoặc phần dưới bị nứt.
- Kiêng dùng dầu bảo quản thực phẩm sau khi đã gia nhiệt ở nhiệt độ cao. Sau khi dầu ăn được đun ở nhiệt độ cao đem bảo quản thực phẩm, một mặt axit béo cần thiết đã bị phân hủy, mặt khác axit béo không bão hòa oxy hóa có thể sinh ra tác dụng tụ hợp.