Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154188

HUYỆN THỌ XUÂN: TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SAU NGẬP LỤT

Ngày 24/10/2024 19:15:40

HUYỆN THỌ XUÂN: TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SAU NGẬP LỤT

Những ngày vừa qua, do mưa lớn kéo dài, mực nước hồ chứa nước Cửa Đạt lên cao, để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, từ tối 22/9, Hồ chứa nước Cửa Đạt xả lũ và hiện tại tiếp tục xả, do vậy đã gây ngập cục bộ một số khu vực trũng thấp và ven sông Chu, không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà nguy cơ dịch bệnh sau mưa lụt do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước là rất lớn. Vì vậy, huyện Thọ Xuân đã và đang chỉ đạo các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống các loại dịch bệnh sau ngập lụt.

X Bái1.jpg
(Mưa lớn kéo dài kèm theo việc xả lũ Hồ chứa nước Cửa Đạt gây ngập cục bộ một số tuyến giao thông thuộc khu vực trũng thấp trên đại bàn xã Xuân Bái)
 

Huyện đã ban hành công văn giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ngành đơn vị, xã, thị trấn liên quan. Trong đó chỉ đạo rà soát, bổ sung và chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh trong các tình huống thiên tai trên địa bàn phù hợp với thực tiễn của địa phương; rà soát, đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ, nhất là vùng ngập lụt; chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh; huy động nguồn lực cần thiết khẩn trương khắc phục hậu quả đảm bảo phòng, chống và ứng phó dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ, ngập lụt. Mặt khác, huy động các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và người dân làm tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải, làm sạch nguồn nước, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh theo sự hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế địa phương. Kiểm tra các khu vực lưu giữ chất thải, hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải nguy hại trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phòng tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sau mưa lũ, ngập lụt. Giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân; thực hiện vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt, theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý xác động vật, tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.

z5857768300483_6293a69d95f6547fa4245bd6dfe9170b.jpg

(Mưa lớn kéo dài kèm theo việc xả lũ Hồ chứa nước Cửa Đạt gây ngập khu thể thao thôn Quảng Ích 1, xã Xuân Thiên)

Cùng với đó, huyện chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến để người dân biết, chủ động xử lý môi trường và xử lý nguồn nước, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình phòng chống dịch bệnh sau ngập lụt theo hướng dẫn của ngành y tế; tăng cường đưa tin bài, phóng sự, phổ biến kiến thức các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh có nguy cơ phát sinh sau mưu lũ, ngập lụt. Các đơn vị y tế trên địa bàn huyện củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch; bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho người bệnh và có phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra tại các vùng bị mưa lũ và ngập lụt. Tổ chức giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, bệnh tại cộng đồng, nhất là các bệnh đường tiêu hóa và có biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan và bùng phát thành các ổ dịch.

Ðối với các hộ dân thuộc khu vực bị ảnh hưởng ngập lụt, thực hiện nghiêm các quy định, cũng như hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường, nhất là trong việc dọn dẹp khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi của gia đình; thực hiện nghiêm túc vệ sinh ăn, uống; các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu, cũng như bảo quản thức ăn, nước uống đúng cách. Xử lý triệt để nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm được khử trùng khi sử dụng và đun sôi trước khi uống... Thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ giảm đến mức thấp nhất nguy cơ các vi sinh vật trung gian gây dịch, bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng sau ngập lụt./.

Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân

  

  

HUYỆN THỌ XUÂN: TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SAU NGẬP LỤT

Đăng lúc: 24/10/2024 19:15:40 (GMT+7)

HUYỆN THỌ XUÂN: TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SAU NGẬP LỤT

Những ngày vừa qua, do mưa lớn kéo dài, mực nước hồ chứa nước Cửa Đạt lên cao, để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, từ tối 22/9, Hồ chứa nước Cửa Đạt xả lũ và hiện tại tiếp tục xả, do vậy đã gây ngập cục bộ một số khu vực trũng thấp và ven sông Chu, không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà nguy cơ dịch bệnh sau mưa lụt do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước là rất lớn. Vì vậy, huyện Thọ Xuân đã và đang chỉ đạo các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống các loại dịch bệnh sau ngập lụt.

X Bái1.jpg
(Mưa lớn kéo dài kèm theo việc xả lũ Hồ chứa nước Cửa Đạt gây ngập cục bộ một số tuyến giao thông thuộc khu vực trũng thấp trên đại bàn xã Xuân Bái)
 

Huyện đã ban hành công văn giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ngành đơn vị, xã, thị trấn liên quan. Trong đó chỉ đạo rà soát, bổ sung và chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh trong các tình huống thiên tai trên địa bàn phù hợp với thực tiễn của địa phương; rà soát, đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ, nhất là vùng ngập lụt; chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh; huy động nguồn lực cần thiết khẩn trương khắc phục hậu quả đảm bảo phòng, chống và ứng phó dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ, ngập lụt. Mặt khác, huy động các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương và người dân làm tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải, làm sạch nguồn nước, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh theo sự hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế địa phương. Kiểm tra các khu vực lưu giữ chất thải, hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải nguy hại trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phòng tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường sau mưa lũ, ngập lụt. Giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt của người dân; thực hiện vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt, theo phương châm nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom xử lý xác động vật, tránh phát sinh các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.

z5857768300483_6293a69d95f6547fa4245bd6dfe9170b.jpg

(Mưa lớn kéo dài kèm theo việc xả lũ Hồ chứa nước Cửa Đạt gây ngập khu thể thao thôn Quảng Ích 1, xã Xuân Thiên)

Cùng với đó, huyện chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến để người dân biết, chủ động xử lý môi trường và xử lý nguồn nước, thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình phòng chống dịch bệnh sau ngập lụt theo hướng dẫn của ngành y tế; tăng cường đưa tin bài, phóng sự, phổ biến kiến thức các biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh có nguy cơ phát sinh sau mưu lũ, ngập lụt. Các đơn vị y tế trên địa bàn huyện củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch; bảo đảm công tác thường trực cấp cứu khám bệnh, chữa bệnh thường xuyên, liên tục trong và ngoài cơ sở y tế, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho người bệnh và có phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra tại các vùng bị mưa lũ và ngập lụt. Tổ chức giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, bệnh tại cộng đồng, nhất là các bệnh đường tiêu hóa và có biện pháp xử lý kịp thời, không để bệnh lây lan và bùng phát thành các ổ dịch.

Ðối với các hộ dân thuộc khu vực bị ảnh hưởng ngập lụt, thực hiện nghiêm các quy định, cũng như hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường, nhất là trong việc dọn dẹp khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi của gia đình; thực hiện nghiêm túc vệ sinh ăn, uống; các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu, cũng như bảo quản thức ăn, nước uống đúng cách. Xử lý triệt để nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm được khử trùng khi sử dụng và đun sôi trước khi uống... Thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ giảm đến mức thấp nhất nguy cơ các vi sinh vật trung gian gây dịch, bệnh cho bản thân, gia đình và cộng đồng sau ngập lụt./.

Lê Hải, Trung tâm VHTT, TT và DL huyện Thọ Xuân

  

  

Công khai giải quyết TTHC