Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154188

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ XƯƠNG

Ngày 13/08/2024 00:00:00

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường, tồn tại trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này.

               Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, tỷ lệ ốm, chết cao, lên đến 100%. Bệnh truyền qua ve mềm, là côn trùng có phổ biến trong tự nhiên, môi trường chăn nuôi. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện trên 684 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 45.694 con, nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An…gây thiệt hại cho người chăn nuôi; nhất là tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa như: tỉnh Sơn La (dịch xảy ra tại 10 xã, 06 huyện), tỉnh Hòa Bình (dịch xảy ra tại 18 xã, 07 huyện), tỉnh Ninh Bình (dịch xảy ra tại 06 xã của 04 huyện) và tỉnh Nghệ An (dịch xảy ra tại 01 xã, 01 huyện). Tình hình diễn biến dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn huyện, xã là rất cao, do một số nguyên nhân như: (1) Vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, đường lây truyền dịch bệnh rất phức tạp; (2) Thọ Xương có tổng đàn lợn trên 1.000 con, chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ là chủ yếu, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,; một số cơ sở là ổ dịch cũ; (3) công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, các sản phẩm từ lợn và kiểm soát giết mổ chưa triệt để; (4) tỷ lệ tiêm phòng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên lợn chưa cao; (5) đặc biệt là sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số đơn vị thôn và hộ chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch;…

Để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, bùng phát
và lây lan trên địa bàn xã, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững; UBND xã yêu cầu các đơn vị thôn, các ngành có liên quan tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỉnh và huyện, đặc biệt Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 18/7/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh. Đề nghị các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

1. Khi chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện.

- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

- Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn.

- Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bệnh, đồng thời phải dừng ngay việc giết mổ, thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Khi có dấu hiệu bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện.

- Khi phát hiện lợn có triệu chứng không bình thường, nghi mắc bệnh phải khai báo ngay về UBND xã (qua cán bộ Thú ý xã) hoặc báo với đồng chí Trưởng thôn các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu để xử lý kịp thời, chủ động phòng chống dịch bệnh Tả lợn Châu phi,

- Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y xã. Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng. Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

- Trong lúc này, người chăn nuôi, người giết mổ, cơ sở giết mổ, hộ kinh doanh buôn bán thịt lợn cần áp dụng nghiêm “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt.

 Kính thưa toàn thể nhân dân trong xã!

Hiện nay phòng chống dịch lợn Châu phi được coi là nhiệm vụ cấp bách và hết sức quan trọng không chỉ ở mỗi địa phương mà nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị. Với phương châm “Phòng chống dịch như chống giặc”, “phòng là chính, cơ sở người dân là chính”. Do đó UBND xã rất mong nhận được sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ của các cá nhân, tổ chức, hộ chăn nuôi, hộ giết mổ lợn, chế biến, mua bán, vận chuyển các sản phẩm từ lợn  cần nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác để công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi đạt hiệu quả cao, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, sức khỏe của nhân dân.

Mọi cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nếu có hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

 Đài truyền Thanh xã Thọ Xương

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ XƯƠNG

Đăng lúc: 13/08/2024 00:00:00 (GMT+7)

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Vi rút gây ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường, tồn tại trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh và chết bởi bệnh này.

               Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, tỷ lệ ốm, chết cao, lên đến 100%. Bệnh truyền qua ve mềm, là côn trùng có phổ biến trong tự nhiên, môi trường chăn nuôi. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện trên 684 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 45.694 con, nhất là tại các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An…gây thiệt hại cho người chăn nuôi; nhất là tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa như: tỉnh Sơn La (dịch xảy ra tại 10 xã, 06 huyện), tỉnh Hòa Bình (dịch xảy ra tại 18 xã, 07 huyện), tỉnh Ninh Bình (dịch xảy ra tại 06 xã của 04 huyện) và tỉnh Nghệ An (dịch xảy ra tại 01 xã, 01 huyện). Tình hình diễn biến dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

Trong thời gian tới nguy cơ bệnh DTLCP xâm nhập, lây lan và bùng phát trên địa bàn huyện, xã là rất cao, do một số nguyên nhân như: (1) Vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, đường lây truyền dịch bệnh rất phức tạp; (2) Thọ Xương có tổng đàn lợn trên 1.000 con, chăn nuôi nhỏ lẻ nông hộ là chủ yếu, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh,; một số cơ sở là ổ dịch cũ; (3) công tác kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, các sản phẩm từ lợn và kiểm soát giết mổ chưa triệt để; (4) tỷ lệ tiêm phòng đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên lợn chưa cao; (5) đặc biệt là sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số đơn vị thôn và hộ chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch;…

Để chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, bùng phát
và lây lan trên địa bàn xã, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững; UBND xã yêu cầu các đơn vị thôn, các ngành có liên quan tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, tỉnh và huyện, đặc biệt Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 18/7/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh. Đề nghị các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

1. Khi chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện.

- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

- Tuân thủ các quy định về quản lý, vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn.

- Đối với cơ sở giết mổ, chế biến thịt lợn, nghiêm cấm không được giết mổ lợn khi nghi ngờ lợn có biểu hiện bệnh, đồng thời phải dừng ngay việc giết mổ, thông tin cho cơ quan chuyên môn biết để kiểm tra xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Khi có dấu hiệu bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện.

- Khi phát hiện lợn có triệu chứng không bình thường, nghi mắc bệnh phải khai báo ngay về UBND xã (qua cán bộ Thú ý xã) hoặc báo với đồng chí Trưởng thôn các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu để xử lý kịp thời, chủ động phòng chống dịch bệnh Tả lợn Châu phi,

- Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cán bộ thú y xã. Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng. Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

- Trong lúc này, người chăn nuôi, người giết mổ, cơ sở giết mổ, hộ kinh doanh buôn bán thịt lợn cần áp dụng nghiêm “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt.

 Kính thưa toàn thể nhân dân trong xã!

Hiện nay phòng chống dịch lợn Châu phi được coi là nhiệm vụ cấp bách và hết sức quan trọng không chỉ ở mỗi địa phương mà nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị. Với phương châm “Phòng chống dịch như chống giặc”, “phòng là chính, cơ sở người dân là chính”. Do đó UBND xã rất mong nhận được sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ của các cá nhân, tổ chức, hộ chăn nuôi, hộ giết mổ lợn, chế biến, mua bán, vận chuyển các sản phẩm từ lợn  cần nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác để công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi đạt hiệu quả cao, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, sức khỏe của nhân dân.

Mọi cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nếu có hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

 Đài truyền Thanh xã Thọ Xương

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính