Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154188

BẢN TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ XUẤT NHẬP CẢNH

Ngày 21/01/2025 22:15:23

 
  Logo Huy hiệu Công An Việt Nam


CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN

CÔNG AN XÃ THỌ XƯƠNG

 

BẢN TIN

TUYÊN TRUYỀN VỀ XUẤT NHẬP CẢNH

 

          I. Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 22/11/2019, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, quy định mọi công dân Việt Nam khi tham gia hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh phải chấp hành các quy định của pháp luật và nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:

          1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.

          2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.

          3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.

          4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.

          5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

          6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.

          7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.”

          Trên thực tế vẫn còn một bộ phận quần chúng nhân dân do chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm hoặc cố tình vi phạm các hành vi nêu trên. Trên các tuyến biên giới, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa gây mất ổn định an ninh, trật tự địa bàn đồng thời gây rủi ro cho chính bản thân người dân. Thực tế, nhiều trường hợp xuất nhập cảnh trái phép đã trở thành nạn nhân của các đường dây mua bán người; bị chủ sử dụng lao động đối xử ngược đãi, cưỡng bức lao động, chiếm đoạt tiền công lao động; gia đình có người đi xuất cảnh trái phép phải đưa tiền chuộc cho các đối tượng để được thả trở về nước; nhiều trường hợp gặp tai nạn, thậm chí tử vong tại nước ngoài nhưng không được pháp luật nước sở tại bảo hộ. 

          II. Hành vi và mức phạt

          Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh cần phải được phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi xuất nhập cảnh trái phép sẽ được xử lý theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi và số lần vi phạm để áp dụng chế tài phù hợp, có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

          * Đối với hình thức xử phạt hành chính,  Điều 18 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định:

          1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.

          2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          c) Người nước ngoài đi vào khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;

          d) Không xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC khi cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam về khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

          đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

          3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;

          b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          d) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

          đ) Sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;

          e) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

          g) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại; người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực đi đến địa điểm khác của Việt Nam mà không có thị thực Việt Nam theo quy định của pháp luật;

          h) Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài;

          i) Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định; người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.

          4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả;

          b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 30 ngày đến dưới 60 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

          5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

          b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 60 ngày đến dưới 90 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

          c) Mua, bán hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.

          6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;

          b) Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc gia hạn tạm trú;

          c) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          d) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 90 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

          đ) Cơ quan, tổ chức sử dụng người nước ngoài lao động, làm việc nhưng không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú, trừ trường hợp thuộc diện được chuyển đổi mục đích theo quy định của pháp luật.

          7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          b) Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó;

          c) Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú;

          d) Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;

đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.

          e) Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.

          8. Hình thức xử phạt bổ sung:

          a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;

          b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

          9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và các điểm a và c khoản 5 Điều này.

          * Về trách nhiệm hình sự, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

          - Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

          - Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép quy định:

          “1. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

          2. Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (b) Phạm tội 02 lần trở lên; (c) Đối với từ 05 người đến 10 người; (d) Có tính chất chuyên nghiệp; (đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (e) Tái phạm nguy hiểm.

          3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Đối với 11 người trở lên; (b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; (c) Làm chết người.

          Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

          Công tác đấu tranh phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, tự giác thực hiện của Nhân dân; nhất là phát huy vai trò, trách nhiệm của các chi bộ Đảng, tổ dân phố, xóm, xã, sự gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên, những người có uy tín trong cộng đồng.

          Để góp phần hạn chế và ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Thọ Xương cần tích cực thực hiện một số biện pháp sau:

          1. Tự giác chấp hành quy định của pháp luật khi xuất cảnh, nhập cảnh. Không tham gia xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép; không chứa chấp người xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép; không tổ chức, môi giới, đưa dẫn người khác xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép.

          2. Luôn đề cao ý thức cảnh giác trước các biểu hiện của hoạt động xuất nhập cảnh trái phép như: người địa phương khác tới thuê nhà để nghỉ; thuê xe taxi, xe ôm ra khu vực biên giới hoặc từ biên giới vào nội địa...

          3. Khi phát hiện hành vi xuất nhập cảnh trái phép, đề nghị người dân thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc qua số điện thoại trực ban Công an xã Thọ Xương qua số điện thoại: 02373.834.134.

          Mỗi công dân hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, kiên quyết đấu tranh, tố giác kịp thời các hành vi xuất nhập cảnh trái phép nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội./.

 

CÔNG AN XÃ THỌ XƯƠNG 

BẢN TIN TUYÊN TRUYỀN VỀ XUẤT NHẬP CẢNH

Đăng lúc: 21/01/2025 22:15:23 (GMT+7)

 
  Logo Huy hiệu Công An Việt Nam


CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN

CÔNG AN XÃ THỌ XƯƠNG

 

BẢN TIN

TUYÊN TRUYỀN VỀ XUẤT NHẬP CẢNH

 

          I. Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 22/11/2019, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, quy định mọi công dân Việt Nam khi tham gia hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh phải chấp hành các quy định của pháp luật và nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:

          1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.

          2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.

          3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.

          4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.

          5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

          6. Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.

          7. Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.”

          Trên thực tế vẫn còn một bộ phận quần chúng nhân dân do chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm hoặc cố tình vi phạm các hành vi nêu trên. Trên các tuyến biên giới, hoạt động xuất nhập cảnh trái phép vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa gây mất ổn định an ninh, trật tự địa bàn đồng thời gây rủi ro cho chính bản thân người dân. Thực tế, nhiều trường hợp xuất nhập cảnh trái phép đã trở thành nạn nhân của các đường dây mua bán người; bị chủ sử dụng lao động đối xử ngược đãi, cưỡng bức lao động, chiếm đoạt tiền công lao động; gia đình có người đi xuất cảnh trái phép phải đưa tiền chuộc cho các đối tượng để được thả trở về nước; nhiều trường hợp gặp tai nạn, thậm chí tử vong tại nước ngoài nhưng không được pháp luật nước sở tại bảo hộ. 

          II. Hành vi và mức phạt

          Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh cần phải được phát hiện, xử lý kịp thời và nghiêm minh. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi xuất nhập cảnh trái phép sẽ được xử lý theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi và số lần vi phạm để áp dụng chế tài phù hợp, có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

          * Đối với hình thức xử phạt hành chính,  Điều 18 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định:

          1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.

          2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          b) Khai không đúng sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục giá trị sử dụng hoặc trình báo mất hộ chiếu, giấy thông hành; khai không đúng sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          c) Người nước ngoài đi vào khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;

          d) Không xuất trình hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC khi cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền của Việt Nam về khám người, phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

          đ) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn dưới 16 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

          3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;

          b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          d) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

          đ) Sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;

          e) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

          g) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại; người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực đi đến địa điểm khác của Việt Nam mà không có thị thực Việt Nam theo quy định của pháp luật;

          h) Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài;

          i) Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định; người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.

          4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả;

          b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 30 ngày đến dưới 60 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

          5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

          b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 60 ngày đến dưới 90 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

          c) Mua, bán hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.

          6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;

          b) Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc gia hạn tạm trú;

          c) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          d) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 90 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

          đ) Cơ quan, tổ chức sử dụng người nước ngoài lao động, làm việc nhưng không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú, trừ trường hợp thuộc diện được chuyển đổi mục đích theo quy định của pháp luật.

          7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

          a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

          b) Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó;

          c) Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú;

          d) Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;

đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.

          e) Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.

          8. Hình thức xử phạt bổ sung:

          a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;

          b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

          9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và các điểm a và c khoản 5 Điều này.

          * Về trách nhiệm hình sự, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

          - Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép quy định: “Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

          - Điều 348. Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép quy định:

          “1. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

          2. Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (b) Phạm tội 02 lần trở lên; (c) Đối với từ 05 người đến 10 người; (d) Có tính chất chuyên nghiệp; (đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (e) Tái phạm nguy hiểm.

          3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Đối với 11 người trở lên; (b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; (c) Làm chết người.

          Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

          Công tác đấu tranh phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, tự giác thực hiện của Nhân dân; nhất là phát huy vai trò, trách nhiệm của các chi bộ Đảng, tổ dân phố, xóm, xã, sự gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên, những người có uy tín trong cộng đồng.

          Để góp phần hạn chế và ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Thọ Xương cần tích cực thực hiện một số biện pháp sau:

          1. Tự giác chấp hành quy định của pháp luật khi xuất cảnh, nhập cảnh. Không tham gia xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép; không chứa chấp người xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép; không tổ chức, môi giới, đưa dẫn người khác xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép.

          2. Luôn đề cao ý thức cảnh giác trước các biểu hiện của hoạt động xuất nhập cảnh trái phép như: người địa phương khác tới thuê nhà để nghỉ; thuê xe taxi, xe ôm ra khu vực biên giới hoặc từ biên giới vào nội địa...

          3. Khi phát hiện hành vi xuất nhập cảnh trái phép, đề nghị người dân thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc qua số điện thoại trực ban Công an xã Thọ Xương qua số điện thoại: 02373.834.134.

          Mỗi công dân hãy nêu cao tinh thần trách nhiệm trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, kiên quyết đấu tranh, tố giác kịp thời các hành vi xuất nhập cảnh trái phép nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội./.

 

CÔNG AN XÃ THỌ XƯƠNG 

Công khai giải quyết TTHC