Đảm bảo thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn là quyền của mọi người
Thực phẩm sạch là một trong những mối quan tâm hàng đầu của con người hiện nay. Lí do là bởi gần đây, hàng trăm vụ thực phẩm bẩn bị phanh phui ra trước ánh sáng, khiến người tiêu dùng choáng váng, sợ hãi và lo ngại về vấn đề sức khỏe khi sử dụng thực phẩm. Chính vì thế, khẩu hiệu "Đảm bảo thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn là quyền của mọi người" đã được giương cao. Vậy thực phẩm sạch dùng trong mỗi bữa ăn là loại thực phẩm như thế nào, mua những loại thực phẩm này ở đâu và giá thành của chúng như thế nào. Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn
Tiêu chuẩn của thực phẩm sạch cho mỗi bữa ăn
Cụm từ "thực phẩm sạch" vẫn được nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người người dùng thực phẩm sạch, nhà nhà muốn sử dụng thực phẩm sạch. Nhưng thực phẩm sạch là loại thực phẩm như thế nào thì không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu một cách đầy đủ và cặn kẽ.
Thực phẩm hữu cơ cũng là thực phẩm sạch
Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Thực phẩm sạch trước hết là loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm thường được in đầy đủ trên bao bì, hay tem mác gắn trên thực phẩm. Người tiêu dùng có thể dễ dàng đọc vị những thông tin đó một cách đầy đủ.
Thực phẩm có nguồn gốc chính là thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn. Bởi lẽ nguồn gốc chính là một trong những yếu tố chứng minh loại thực phẩm đó được sản xuất theo một quy trình sạch, nguyên liệu sạch và được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm sạch là mối quan tâm lớn của con người
Không chứa chất cấm
Yếu tố tiếp theo để xác định loại thực phẩm đó có là thực phẩm sạch hay không đó chính là hàm lượng chất cấm trong thực phẩm.
Nếu thực phẩm có chứa các loại chất cấm có trong danh mục chất cấm của Bộ Y tế; hay chứa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá hàm lượng cho phép; chứa các tạp chất thủy tinh, vật cứng, kim loại; hay chứa các tác nhân sinh học gây bệnh như vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng... thì đó chắc chắn không phải là thực phẩm sạch.
Thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn phải là loại thực phẩm không chứa các tác nhân hóa học gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Quy trình sản xuất đảm bảo
Nếu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không chứa chất cấm mà quy trình sản xuất không đảm bảo điều kiện vệ sinh, thì loại thực phẩm đó cũng không phải là thực phẩm sạch.
Thực phẩm sạch phải được chế biến trong điều kiện đảm bảo vệ sinh. Rất nhiều vụ việc về quy trình chế biến thực phẩm bẩn đã bị phanh phui.
Thực phẩm sạch được bày bán trong các siêu thị
Chẳng hạn như: bánh rán được chế biến từ mỡ bẩn, rau được trồng cạnh song ngòi cực kì ô nhiễm, thịt lợn được sơ chế cạnh nhà vệ sinh... và rất nhiều trường hợp khác nữa khiến người dùng phải phát hoảng vì quá bẩn.
Quy trình sản xuất đảm bảo chính là điều kiện cuối cùng để có thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn.
Địa chỉ mua thực phẩm sạch
Hiểu rõ về thực phẩm sạch cũng như các tiêu chí để chọn lựa được thực phẩm sạch, vậy mua các loại thực phẩm này ở đâu. Đó cũng là vấn đề khiến không ít các bà nội trợ đau đầu. Đừng lo! Chúng tôi sẽ gợi ý giúp bạn để gia đình bạn có được những bữa ăn chất lượng nhất!
Địa chỉ đầu tiên để mua thực phẩm sạch là các siêu thị lớn và uy tín. Những siêu thị này liên kết trực tiếp với các nông trại sản xuất thực phẩm theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và an toàn nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm.
Thực phẩm sạch được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap
Địa chỉ thứ hai có thể tin tưởng và mua được thực phẩm sạch chính là các công ty phân phối thực phẩm sạch uy tín trên thị trường. Thông thường, các công ty này sở hữu nông trại của riêng mình, đảm nhiệm cả khâu sản xuất và buôn bán nên khách hàng có thể tin tưởng.
Các bà nội trợ thông thái luôn tìm đến hai địa chỉ trên để có thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn.
Giá thành của thực phẩm sạch
Trên thị trường hiện nay, thực phẩm sạch vẫn còn chưa được bày bán nhiều. Nguyên do bởi vì để sản xuất ra những loại thực phẩm thật sự sạch và an toàn, người sản xuất cần bỏ ra công sức và chi phí khá lớn.
Do vậy, giá thành của thực phẩm sạch thường cao hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm bình thường. Nhóm khách hàng của loại thực phẩm này cũng vì thế mà bị giới hạn.
Tuy vậy, thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn vẫn là sự lựa chọn an toàn và sáng suốt của người tiêu dùng! Tiêu dùng thực phẩm sạch chính là quyền lợi của mọi người và trong tương lai thực phẩm sạch nhất định sẽ trở nên phổ biến./.
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp con người hoạt động và làm việc. Mỗi người chúng ta ai cũng đều nhận thấy tầm quan trọng của việc ǎn uống, đó là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được. Tuy nhiên, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.
Người xưa có câu bệnh tòng khẩu nhập (bệnh qua miệng vào cơ thể), thức ǎn sẽ không còn giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu không bảo đảm vệ sinh an toàn. Khi ǎn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như siết, nôn, đau đầu, đau bụng, ỉa chảy và có thể dẫn đến tử vong. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Đặc biệt nguồn thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mản tính gây suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ động thực vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử dụng, đặc biệt là các độc tố vi nấm như anatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc
có thể gây ung thư gan.
Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn
Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình quý phụ huynh và các em học sinh cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, quý phụ huynh và các em học sinh cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu
) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
Tin cùng chuyên mục
-
UBND xã xây dựng kế hoạch đảm bảo ATTP trong dịp tết trung thu năm 2024
10/09/2024 20:24:16 -
UBND xã tăng cường đảm bảo ATTP trong bếp ăn tập thể trên địa bàn xã
10/09/2024 20:24:16 -
đảm bảo ATTP trong dịp tết trung thu 2024
06/09/2024 07:55:46 -
BÀI TUYÊN TRUYỀN: LỰA CHỌN THỰC TỐT PHẨM TRONG MÙA HÈ
12/06/2024 00:00:00
Đảm bảo thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn là quyền của mọi người
Thực phẩm sạch là một trong những mối quan tâm hàng đầu của con người hiện nay. Lí do là bởi gần đây, hàng trăm vụ thực phẩm bẩn bị phanh phui ra trước ánh sáng, khiến người tiêu dùng choáng váng, sợ hãi và lo ngại về vấn đề sức khỏe khi sử dụng thực phẩm. Chính vì thế, khẩu hiệu "Đảm bảo thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn là quyền của mọi người" đã được giương cao. Vậy thực phẩm sạch dùng trong mỗi bữa ăn là loại thực phẩm như thế nào, mua những loại thực phẩm này ở đâu và giá thành của chúng như thế nào. Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn
Tiêu chuẩn của thực phẩm sạch cho mỗi bữa ăn
Cụm từ "thực phẩm sạch" vẫn được nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người người dùng thực phẩm sạch, nhà nhà muốn sử dụng thực phẩm sạch. Nhưng thực phẩm sạch là loại thực phẩm như thế nào thì không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu một cách đầy đủ và cặn kẽ.
Thực phẩm hữu cơ cũng là thực phẩm sạch
Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Thực phẩm sạch trước hết là loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm thường được in đầy đủ trên bao bì, hay tem mác gắn trên thực phẩm. Người tiêu dùng có thể dễ dàng đọc vị những thông tin đó một cách đầy đủ.
Thực phẩm có nguồn gốc chính là thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn. Bởi lẽ nguồn gốc chính là một trong những yếu tố chứng minh loại thực phẩm đó được sản xuất theo một quy trình sạch, nguyên liệu sạch và được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm sạch là mối quan tâm lớn của con người
Không chứa chất cấm
Yếu tố tiếp theo để xác định loại thực phẩm đó có là thực phẩm sạch hay không đó chính là hàm lượng chất cấm trong thực phẩm.
Nếu thực phẩm có chứa các loại chất cấm có trong danh mục chất cấm của Bộ Y tế; hay chứa thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá hàm lượng cho phép; chứa các tạp chất thủy tinh, vật cứng, kim loại; hay chứa các tác nhân sinh học gây bệnh như vi rút, vi sinh vật, ký sinh trùng... thì đó chắc chắn không phải là thực phẩm sạch.
Thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn phải là loại thực phẩm không chứa các tác nhân hóa học gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Quy trình sản xuất đảm bảo
Nếu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không chứa chất cấm mà quy trình sản xuất không đảm bảo điều kiện vệ sinh, thì loại thực phẩm đó cũng không phải là thực phẩm sạch.
Thực phẩm sạch phải được chế biến trong điều kiện đảm bảo vệ sinh. Rất nhiều vụ việc về quy trình chế biến thực phẩm bẩn đã bị phanh phui.
Thực phẩm sạch được bày bán trong các siêu thị
Chẳng hạn như: bánh rán được chế biến từ mỡ bẩn, rau được trồng cạnh song ngòi cực kì ô nhiễm, thịt lợn được sơ chế cạnh nhà vệ sinh... và rất nhiều trường hợp khác nữa khiến người dùng phải phát hoảng vì quá bẩn.
Quy trình sản xuất đảm bảo chính là điều kiện cuối cùng để có thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn.
Địa chỉ mua thực phẩm sạch
Hiểu rõ về thực phẩm sạch cũng như các tiêu chí để chọn lựa được thực phẩm sạch, vậy mua các loại thực phẩm này ở đâu. Đó cũng là vấn đề khiến không ít các bà nội trợ đau đầu. Đừng lo! Chúng tôi sẽ gợi ý giúp bạn để gia đình bạn có được những bữa ăn chất lượng nhất!
Địa chỉ đầu tiên để mua thực phẩm sạch là các siêu thị lớn và uy tín. Những siêu thị này liên kết trực tiếp với các nông trại sản xuất thực phẩm theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và an toàn nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm.
Thực phẩm sạch được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap
Địa chỉ thứ hai có thể tin tưởng và mua được thực phẩm sạch chính là các công ty phân phối thực phẩm sạch uy tín trên thị trường. Thông thường, các công ty này sở hữu nông trại của riêng mình, đảm nhiệm cả khâu sản xuất và buôn bán nên khách hàng có thể tin tưởng.
Các bà nội trợ thông thái luôn tìm đến hai địa chỉ trên để có thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn.
Giá thành của thực phẩm sạch
Trên thị trường hiện nay, thực phẩm sạch vẫn còn chưa được bày bán nhiều. Nguyên do bởi vì để sản xuất ra những loại thực phẩm thật sự sạch và an toàn, người sản xuất cần bỏ ra công sức và chi phí khá lớn.
Do vậy, giá thành của thực phẩm sạch thường cao hơn rất nhiều so với các loại thực phẩm bình thường. Nhóm khách hàng của loại thực phẩm này cũng vì thế mà bị giới hạn.
Tuy vậy, thực phẩm sạch trong mỗi bữa ăn vẫn là sự lựa chọn an toàn và sáng suốt của người tiêu dùng! Tiêu dùng thực phẩm sạch chính là quyền lợi của mọi người và trong tương lai thực phẩm sạch nhất định sẽ trở nên phổ biến./.
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; giúp con người hoạt động và làm việc. Mỗi người chúng ta ai cũng đều nhận thấy tầm quan trọng của việc ǎn uống, đó là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được. Tuy nhiên, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2.
Người xưa có câu bệnh tòng khẩu nhập (bệnh qua miệng vào cơ thể), thức ǎn sẽ không còn giá trị cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nếu không bảo đảm vệ sinh an toàn. Khi ǎn phải thực phẩm bị ô nhiễm vi khuẩn hoặc các chất độc hại với lượng quá cao, sau một vài giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như siết, nôn, đau đầu, đau bụng, ỉa chảy và có thể dẫn đến tử vong. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Đặc biệt nguồn thực phẩm kém vệ sinh an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mản tính gây suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ động thực vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử dụng, đặc biệt là các độc tố vi nấm như anatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc
có thể gây ung thư gan.
Vào dịp Tết, chúng ta thường sử dụng một lượng thực phẩm rất lớn gồm nhiều loại: từ thịt, cá, rau, củ, quả đến các loại thực phẩm chế biến sẵn
Do đó để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, gia đình quý phụ huynh và các em học sinh cần tuân thủ 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
1. Chọn thực phẩm an toàn: Chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên rửa sạch gọt vỏ trước khi ăn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn: Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu: Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín: Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ: Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kỹ lại.
6. Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống: Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn. Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, quý phụ huynh và các em học sinh cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu
) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.