Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154188

BÀI TUYÊN TRUYỀN TIÊM PHÒNG VẮC XIN DẠI CHO ĐÀN CHÓ, MÈO.

Ngày 02/04/2024 16:20:53

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Công văn số 220/KSBTPCBTN ngày 05/3/2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa về việc chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người năm 2024. Công văn số 886/UBND-VP ngày 27/3/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện.

Hiện nay tình hình dịch bệnh Dại trên cả nước diễn biến hết sức phức tạp, số ổ dịch dại trên chó, số người bị chó cắn và tử vong do dại gia tăng. Thông tin từ Bộ Y tế, Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2023 (10 trường hợp). Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương. Tại Thanh Hóa ghi nhận 01 trường hợp bệnh Dại trên người tử vong tại xã Vạn Xuân, Thường Xuân. Trước thực trạng số người tử vong do bệnh Dại gia tăng và có diễn biến phức tạp, để chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người trên địa bàn xã. 

Hầu hết những người tử vong do bệnh dại chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó , mèo hoặc tỷ lệ tiêm phòng vacxin đạt thấp. Vì vậy, Tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo là  pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất đối với bệnh dại. Việc Tiêm phòng dại cho chó mèo nhiều năm sẽ tạo nên vành đai miễn dịch an toàn và khép kín, phòng tránh cho con người tránh xa bệnh dại, bên cạnh đó theo khuyến cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người bị chó, mèo nghi dại cắn cần được tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại.

Ngày nay, khi nhu cầu nuôi chó của nhân dân càng tăng thì hiểm họa bệnh dại cũng rất lớn, để đảm bảo tính mạng của nhân dân, yêu cầu người dân có chăn nuôi chó, mèo chấp hành nghiêm chỉnh việc tiêm phòng vacxin dại. Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y. Cụ thể, Tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y như sau: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.

Vì tính chất nguy hiểm của bệnh dại, vì an toàn tính mạng và hạnh phúc của mọi người, mọi nhà cũng như của chính mình, hãy triệt để tiêm phòng dại cho đàn chó mèo là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh dại cho người.

ĐÀI TRUYỀN THANH XÃ THỌ XƯƠNG 

BÀI TUYÊN TRUYỀN TIÊM PHÒNG VẮC XIN DẠI CHO ĐÀN CHÓ, MÈO.

Đăng lúc: 02/04/2024 16:20:53 (GMT+7)

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/3/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Công văn số 220/KSBTPCBTN ngày 05/3/2024 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa về việc chủ động tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người năm 2024. Công văn số 886/UBND-VP ngày 27/3/2024 của UBND huyện Thọ Xuân về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn huyện.

Hiện nay tình hình dịch bệnh Dại trên cả nước diễn biến hết sức phức tạp, số ổ dịch dại trên chó, số người bị chó cắn và tử vong do dại gia tăng. Thông tin từ Bộ Y tế, Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2023 (10 trường hợp). Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương. Tại Thanh Hóa ghi nhận 01 trường hợp bệnh Dại trên người tử vong tại xã Vạn Xuân, Thường Xuân. Trước thực trạng số người tử vong do bệnh Dại gia tăng và có diễn biến phức tạp, để chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người trên địa bàn xã. 

Hầu hết những người tử vong do bệnh dại chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó , mèo hoặc tỷ lệ tiêm phòng vacxin đạt thấp. Vì vậy, Tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo là  pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất đối với bệnh dại. Việc Tiêm phòng dại cho chó mèo nhiều năm sẽ tạo nên vành đai miễn dịch an toàn và khép kín, phòng tránh cho con người tránh xa bệnh dại, bên cạnh đó theo khuyến cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người bị chó, mèo nghi dại cắn cần được tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại.

Ngày nay, khi nhu cầu nuôi chó của nhân dân càng tăng thì hiểm họa bệnh dại cũng rất lớn, để đảm bảo tính mạng của nhân dân, yêu cầu người dân có chăn nuôi chó, mèo chấp hành nghiêm chỉnh việc tiêm phòng vacxin dại. Các hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo Luật thú y. Cụ thể, Tại điều 7 trong Nghị định 90 của Chính phủ, ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y như sau: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.

Vì tính chất nguy hiểm của bệnh dại, vì an toàn tính mạng và hạnh phúc của mọi người, mọi nhà cũng như của chính mình, hãy triệt để tiêm phòng dại cho đàn chó mèo là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh dại cho người.

ĐÀI TRUYỀN THANH XÃ THỌ XƯƠNG 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính