Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154188

70 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN

Ngày 17/08/2022 08:50:59

 Phần thứ nhất  

1. Sự ra đời của Công an huyện Thọ Xuân

Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố các công cụ bạo lực cách mạng để trấn áp tội phạm, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trong cao trào cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng trật tự, lực lượng tự vệ, Trinh sát Việt Minh (tiền thân của Công an huyện) ra đời.

Lực lượng bảo vệ trật tự được xây dựng, củng cố từ huyện đến xã, làm nhiệm vụ xây dựng củng cố cơ sở, phong trào quần chúng đấu tranh chống âm mưu hoạt động ngóc đầu dậy của bọn phong kiến, phản động, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền và thành quả cách mạng. Dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Ủy ban cách mạng lâm thời, lực lượng trật tự bảo vệ đã thành lập các đồn kiểm soát ở Bái Thượng thuộc Xuân Bái ngày nay với nhiệm vụ là kiểm tra, kiểm soát giao thông, phát hiện bắt giữ bọn buôn bán thuốc phiện, bỏ trốn ra nước ngoài, bảo vệ trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội. Các trạm kiểm tra, kiểm soát trực thuộc Ban bảo vệ trật tự - Ủy ban cách mạng lâm thời do đồng chí Hồ Sỹ Nhân phụ trách.

Cuối năm 1946, tổ chức "Trinh sát Việt Minh" được chuyển thành Ban Công an huyện do đồng chí Hồ Sỹ Nhân phụ trách. Tháng 3 năm 1947, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 36/NV thành lập Quận Công an các địa phương, Thọ Xuân thuộc Công an Quận III. Đến tháng 8 năm 1951, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ VI, tổ chức công an đã củng cố lại theo yêu cầu mới, giảm biên chế, các cấp ủy đã tăng cường thêm nhiều cán bộ Đảng cho công an. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới nhất là công tác bảo đảm trị an, tháng 01/1952 Bộ Nội vụ đã có Nghị định số 09 giải tán Công an quận, thành lập Công an cấp huyện. Ngày 15 tháng 8 năm 1952, thực hiện Nghị định số 09 của Bộ Nội vụ, Ban Công an huyện Thọ Xuân được thành lập.

Về tổ chức của Ban Công an huyện Thọ Xuân dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban kháng chiến huyện Thọ Xuân, lúc đầu chỉ có 03 đồng chí, do đồng chí Lê Sỹ Dinh làm Trưởng ban, trụ sở làm việc chưa có, chưa có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, chưa có tiền lương... Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, với nhiệt huyết cách mạng và bản lĩnh kiên cường đã vượt qua mọi gian nan, thử thách, Ban Công an huyện Thọ Xuân đã cùng với lực lượng dân quân du kích chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng.  

2. Công an Thọ Xuân cùng toàn dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1945 - 1954)

Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập phải tập trung giải quyết những vấn đề bức bách, hậu quả nặng nề do chế độ thực dân phong kiến để lại. Nền kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn, ngân sách quốc gia trống rỗng, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, nạn đói hoành hành. Ở Thọ Xuân, sau ngày khởi nghĩa, chính quyền cách mạng tiếp quản huyện đường, tình hình tài chính hết sức nguy ngập, ngân khố trống rỗng. Đồng bạc Đông Dương mất giá, mọi hoạt động của chính quyền đều phải dựa vào sự giúp đỡ, đóng góp của Nhân dân. Bộ máy chính quyền mới được thành lập chưa hoàn chỉnh, cán bộ trình độ còn non yếu, bỡ ngỡ và lúng túng trong việc tổ chức quản lý xã hội.

Ngày 17/8/1945, thực hiện quyết định khởi nghĩa giành chính quyền của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ủy ban khởi nghĩa phủ Thọ Xuân được thành lập, quyết định khởi nghĩa trên phạm vi toàn phủ. Sáng 19/8/1945, các thôn trong phủ đồng loạt giành chính quyền thành công. Sau khi giành chính quyền, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban cách mạng lâm thời, lực lượng trật tự bảo vệ đã thành lập các đồn kiểm soát ở Bái Thượng và Tây Hồ với nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát giao thông, phát hiện và bắt giữ bọn buôn bán thuốc phiện, bọn trốn ra nước ngoài, bảo vệ trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội. Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tiến hành trên cả nước, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Huyện ủy lâm thời Thọ Xuân, các lực lượng tự vệ, trinh sát Việt Minh huyện đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân du kích tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ nghiêm ngặt các trụ sở bỏ phiếu và việc đi lại của Nhân dân trong huyện.

Ngày 25/01/1948, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ II ra Nghị quyết quy định về công tác đào tạo cán bộ, ổn định tổ chức phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo tăng cường cho lực lượng Công an nhiều cán bộ của Đảng và quân sự. Cùng với việc tăng thêm biên chế, củng cố tổ chức, công tác bồi dưỡng lập trường quan điểm giai cấp, tư tưởng, đạo đức, ý chí chiến đấu đã được các cấp uỷ và chính quyền quan tâm chỉ đạo.

Hưởng ứng chủ trương của Nha Công an Trung ương về việc học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân:

Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.

Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ.

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.

Đối với công việc, phải tận tuỵ.

Đối với địch, phải cuơng quyết, khôn khéo.

Nhân dịp ngày sinh lần thứ 58 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/1948), Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã chỉ đạo lực lượng Công an toàn tỉnh tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện những lời dạy của Người. Mở đầu là lớp chỉnh huấn tập trung tại Rừng Thông (huyện Đông Sơn). Nơi ngày 20/2/1947 Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh Hoá khi Người về thăm. Tại đây, Ty Công an đã tổ chức dựng 6 khu trại với ý nghĩa theo 6 Điều Bác Hồ dạy để học tập, rèn luyện, cán bộ thi đua lập chiến công, mỗi khu trại đều có panô ghi 6 điều Bác Hồ dạy. Cán bộ chủ chốt của lực lượng Công an toàn tỉnh đã được tập trung tuyên thề trung thành với Tổ quốc, thực hiện đúng lời Bác, đồng thời làm lễ phát động phong trào thi đua học tập và làm theo 6 điều dạy của Bác.

Thực hiện phong trào này, Công an quận III đã phát động phong trào thi đua trong đơn vị. Hàng ngày cán bộ chiến sỹ học thuộc và hứa hẹn làm theo điều Bác dạy, tự liên hệ kiểm điểm, đánh giá sâu sắc những chỉ tiêu công tác, những thành tích đạt được và những khuyết điểm còn mắc phải, có kế hoạch sửa chữa, khắc phục. Tiếp đó hưởng ứng phong trào "Thi đua ái Quốc" do Ty Công an phát động, lực lượng Công an quận III đã thực hiện cuộc vận động "Rèn cán, lập công" và phong trào "Gây cơ sở, phá kỷ lục" của Nha Công an với nhiều hình thức phong phú như: Viết sáng kiến, tổ chức các cuộc họp lắng nghe ý kiến nhân dân phê bình Công an với khẩu hiệu "Công an là bạn dân"... Việc rèn luyện lập trường tư tưởng, tinh thần công tác, ý chí chiến đấu của lực lượng Công an đã được Nhân dân ủng hộ và ngày một tin tưởng vào lực lượng Công an nhân dân.

Tháng 6/1948, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, biên chế của Ty Công an  tăng lên, từ 6 quận Công an đã tách ra thành 8 quận. Lực lương Công an quận III đã được tăng thêm biên chế, lãnh đạo Quận đã quyết định mở đợt công tác mới tiến công địch một cách cương quyết và toàn diện. Tập trung xây dựng lực lượng quần chúng nòng cốt ở các vùng xung yếu, phát triển cơ sở tai mắt rộng rãi, vận động quần chúng ở các địa phương tích cực tham gia công tác trị an, phát hiện Việt gia, phản động... Đẩy mạnh công tác điều tra nắm tình hình để có đối sách với bọn phản động, Việt gian, số tiêu cực bất mãn, số lưu manh mà địch có thể lợi dụng. Tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền các huyện trong quận củng cố tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở, kịp thời phát hiện số làm việc hai mặt, khẩn trương xây dựng lực lượng đề phòng địch đánh chiếm hậu phương.

Cùng với việc tổ chức nhiều biện pháp công tác lực lượng Công an quận III đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân sự huyện vạch ra kế hoạch và bố trí lực lượng tham gia công tác bảo vệ phục vụ phong trào "Luyện quân, lập công" ở Thọ Xuân thực sự trở thành ngày hội của lực lượng dân quân, du kích trong toàn huyện. Khắp nơi từ đồi, bãi, sân đình, luỹ tre đều biến thành thao trường của lực lượng dân quân, du kích.

Ngày 9/3/1948, Bộ Nội vụ ra Thông tư 113/NV- TT hướng dẫn thực hiện trị an cấp xã. Thông tư quy định: Công việc trị an trong mỗi xã phải giao cho một Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đảm nhiệm, gọi là "Uỷ viên trật tự xã". Nhiệm vụ của "Uỷ viên trật tự xã" là tổ chức, bố trí và kiểm soát sự tuần phòng trong xã; thi hành mệnh lệnh của Uỷ ban kháng chiến hành chính xã và Ban tư pháp xã, giúp các cơ quan Công an trong việc cảnh giới, thông báo tin tức. 'Uỷ viên trật tự xã' và thôn sẽ được Công an huấn luyện về chuyên môn.

Thực hiện Thông tư của Bộ Nội vụ, Ty công an Thanh Hoá đã đề xuất, được Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh đồng ý cho tổ chức mạng lưới bảo vệ trật tự ở các địa phương. Công an Quận III đã tham mưu lựa chọn những người có đủ sức khoẻ, phẩm chất, có lập trường kiên định đề xuất với cấp uỷ và chính quyền cơ sở cho thành lập Ban trật tự xã, do một Uỷ viên ban kháng chiến hành chính xã phụ trách. Ở mỗi thôn, làng có trật tự thôn, làng. Cùng với việc thành lập Ban trật tự xã, Công an Quận III đã đề xuất chính quyền huyện Thọ Xuân tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong các làng, xã tham gia công tác giữ gìn an ninh - trật tự ở các địa phương. Đặc biệt là xây dựng các tổ chức quần chúng làm công tác an ninh - trật tự "Ngũ Gia Liên Bảo''. Với hình thức tổ chức này đã có tác dụng rất lớn trong việc giữ gìn an ninh - trật tự làng, xã và cung cấp tình hình, phát hiện Việt gian, phản động và bọn tội phạm hoạt động ở các địa phương.

Chỉ trong một thời gian ngắn tổ chức ''Ngũ Gia Liên Bảo'' đã được xây dựng ở khắp các làng, xã trong huyện. Ngoài nội dung công tác bảo vệ trị an làng, xã Công an Quận III đã đề xuất Huyện uỷ, Chính quyền huyện Thọ Xuân đẩy mạnh việc thực hiện phong trào ''Phòng gian, bảo mật'' trong Nhân dân. Với mục tiêu: Phải phát động sâu rộng trong Nhân dân tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu hoạt động phá hoại của địch; bảo vệ tuyệt đối an toàn cán bộ lãnh đạo, các cơ quan Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang, các kho tàng, xí nghiệp kinh tế và quốc phòng... Công an quận III đã đề xuất cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức quần chúng tổ chức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân quán triệt tình hình, nhiệm vụ bảo vệ hậu phương, chuẩn bị sức người, sức của cho tổng phản công ở chiến trường khi thời cơ đến, đồng thời lồng nội dung ''phòng gian, bảo mật'' chủ yếu là khẩu hiệu ''Ba không''. Phong trào ''Phòng gian, bảo mật'' được các làng, xã tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú như: Thơ ca, hò vè, văn nghệ... Nội dung ''Phòng gian bảo mật'' được đưa vào cả các lớp học bình dân, các tổ chức ''Ngũ Gia Liên Bảo'', các nhóm học sinh. Các Chi bộ Đảng, các đoàn thể quần chúng đã lấy nội dung ''Phòng gian bảo mật'' để kiểm điểm và bình xét hàng tháng.

Năm 1952 một số tên địa chủ phản động liên kết với nhau phá hoại kinh tế. Một số tên đã loạt vào chính quyền các cấp, kích động quần chúng chống lại đường lối kháng chiến, chính sách giảm tô, giảm tức... ở Thọ Hải đã hình thành nhóm tổ chức ''Đại Việt'' và ''Bảo an đoàn''. Ở các xã Thọ Ngọc, Thọ Dân (nay thuộc huyện Triệu Sơn), Thọ Lộc, Xuân Phong, Xuân Thiên, Phú Yên... một số đối tượng địa chủ cường hào có biểu hiện ngóc đầu dậy chống phá. Ta đã phát hiện, có biện pháp xử lý kịp thời tên Lượng ở Thọ Nguyên  theo tổ chức phản động Tuệ Quang, Tuệ Chiếu, cấu kết với một số tên Quốc dân đảng, bọn phản động ở chùa Tạu (Xuân Trường), chùa Đầm (Xuân Thiên) và bọn phản động lợi dụng Thiên chúa giáo ở các xứ trong huyện. Được Công an tỉnh và Huyện uỷ chỉ đạo, cuối năm 1952 lực lượng Công an huyện cùng các xã tổ chức cho Nhân dân tiến hành đấu tranh chính trị. Trước khí thế của nhân dân, nhiều tên có biểu hiện chống đối đã  bị vạch mặt, hứa ủng hộ kháng chiến, không tiếp tay cho bọn phản động chống phá cách mạng

Kết quả đấu tranh chính trị đã tác động thúc đẩy Nhân dân hăng hái sản xuất, góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đến đầu năm 1953 Thọ Xuân tiến hành giảm tô triệt để, đời sống của Nhân dân được cải thiện. Nông dân phấn khởi đóng góp công sức cho kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhất là trong các chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên phủ.

Lực lượng Công an huyện Thọ Xuân trong thời gian từ ngày thành lập đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp dù chỉ có 3 người nhưng đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đã tham mưu xây dựng được phong trào quần chúng đấu tranh cách mạng, làm tốt công tác phòng gian, quản lý nhân hộ khẩu, bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước đóng ở địa phương, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu của kẻ địch và các bọn phản cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng, đảm bảo ANTT trên địa bàn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp...  

3. Công an Thọ Xuân giữ vững an ninh tật tự, bảo vệ hậu phương góp phần đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954 -1975)

Sau ngày hòa bình lặp lại ở miền Bắc, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ráo riết tuyển chọn, huấn luyện, sử dụng bọn tình báo, gián điệp cài cắm vào những địa bàn quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự và vùng mới giải phóng; chúng tung hàng trăm toán gián điệp, biệt kích móc nối với tàn quân phỉ và bọn phản động trong nước hòng gây chia rẽ, bạo loạn, lật đổ chính quyền cách mạng; sử dụng bọn tình báo, gián điệp, đặc vụ tiến hành các hoạt động chống phá công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Công an huyện đã phối hợp với cấp ủy chính quyền, cơ quan đoàn thể, lực lượng quân sự và Nhân dân địa phương đẩy mạnh phong trào quần chúng ''Bảo vệ trị an'', ''Phòng gian bảo mật'', ''xây dựng xã vững mạnh về chính trị'', ''Công an xã 4 tốt'', và tập trung vận động, đấu tranh chống hoạt động của bọn địa chủ, cường hào gian ác, chống chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, đảm bảo an ninh - trật tự. Tập trung lực lượng đấu tranh ở các khu vực trọng điểm; các mục tiêu quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh; những địa bàn tập trung đồng bào theo đạo Thiên chúa như: sân bay Sao Vàng, đập nước Bái Thượng, thuỷ điện Bàn Thạch, nhà máy giấy Mục Sơn, phà Mục Sơn, phà Bái Thượng, tuyến giao thông 47A, 15A..... Xây dựng các đội cứu thương, các đội phòng không giúp Nhân dân sơ tán, cứu chữa cháy đảm bảo an toàn người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân trong huyện. Đồng thời, Công an huyện cũng triển khai các biện pháp công tác đấu tranh hiệu quả với các đối tượng phản cách mạng, đối tượng chính trị, hình sự trên địa bàn giữ vững an ninh trật tự trong điều kiện chiến tranh như: phối hợp điều tra làm rõ vụ tên Rôbinsơn giết cô Hà Thị Tuất nhân viên cửa hàng bách hoá Thọ Xuân (năm 1967); tham gia triệt xoá tổ chức phản động "Đảng chân lý" do Nguyễn Văn Kỳ cầm đầu (năm 1970); tham gia triệt phá tổ chức "Phục quốc đồng minh hội" do tên Trần Văn Gan cầm đầu (năm 1971)... Phối hợp và tham gia tích cực với các lực lượng nghiệp vụ của tỉnh và công an các huyện lân cận đấu tranh triệt phá tổ chức "Đảng cách mạng quốc gia" do tên Lường Mạnh Huân cầm đầu, hoạt động ở nhiều địa bàn trong tỉnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.  

4. Công an Thọ Xuân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ 1975 đến nay)

Trong giai đoạn 1975 - 1985, Thọ Xuân là một trong 5 huyện được Trung ương chọn làm thí điểm xây dựng mô hình cấp huyện về tổ chức lại sản xuất. Đây là vinh dự lớn của tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ty Công an Thanh Hóa, cấp ủy chính quyền huyện, Công an huyện Thọ Xuân đã tập trung lực lượng bám cơ sở, đẩy mạnh công tác nắm tình hình, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động chiến tranh tâm lý của địch; tấn công chính trị làm tan rã tư tưởng chống đối của các đối tượng phản cách mạng; rà soát phân các loại đối tượng gián điệp, phản động, nhất là đối tượng chiêu hồi, nghi vấn đầu hàng địch; triển khai các biện pháp công tác đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa; trên cơ sở đó thực hiện đối sách và các biện pháp quản lý chặt chẽ. Trong giai đoạn này Công an huyện đã tham gia điều tra, triệt phá tổ chức phản động "Mặt trận cách mạng chân chính" (LH85) do Lường Quang Hòa cầm đầu.

Công an huyện cũng đã chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh trấn áp, xử lý các loại tội phạm. Tập trung rà soát, phân loại và áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục theo quy định đối với các loại tội phạm, không để xảy ra vụ việc phức tạp. Tham mưu và tổ chức các chiến dịch lớn do Công an tỉnh phát động như: chiến dịch thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chiến dịch chống cắt phá đường dây điện thoại, điện sáng; chiến dịch rà soát quản lý nhân, hộ khẩu; chiến dịch tấn công truy quét tội phạm hình sự... Kết quả đã đấu tranh ngăn chặn các ổ nhóm chuyên cắt trộm dây điện sáng, dây thông tin liên lạc, vận động nhân dân giao nộp hàng ngàn ki lô gam dây điện các loại; rà soát, phân loại, đấu tranh, xử lý với 1.127 đối tượng; đưa ra quần chúng kiểm điểm, giáo dục 750 tên; đưa tập trung cải tạo hơn 100 tên; đưa vào trường công nông 5 thiếu niên hư, xử phạt tù hơn 100 tên... trong đó có một số vụ điển hình như: điều tra khám phá một ổ nhóm chuyên buôn bán đồ cổ trái phép ở Xuân Thiên; ngăn chặn kịp thời vụ tổ chức người trốn đi nước ngoài ở Xuân Thiên....

Là huyện điểm về xây dựng mô hình Công an cấp huyện gắn với xây dựng làng, xã, huyện thành pháo đài chiến đấu, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh, trong giai đoạn này, Công an huyện đã từng bước củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng các mặt công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công an huyện cũng đã chọn cử 3 đồng chí đi làm chuyên gia giúp nước bạn Lào và Campuchia trong công tác an ninh. Phối hợp với các cấp uỷ chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong huyện triển khai thực hiện tốt phong trào xây dựng làng xã, cơ quan, xí nghiệp an toàn làm chủ nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện góp phần làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình và chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch trên địa bàn huyện.

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Công an huyện Thọ Xuân cũng đã nhanh chóng đổi mới các biện pháp công tác, chủ động tham mưu cho Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội như: Chỉ thị số 21/CT-BCT của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 135/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị quyết số 19/NQ-TU của Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ thị số 10/CT-BNV của Bộ Nội vụ, Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm... Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 1987 - 1992, lợi dụng sự chuyển đổi về cơ chế, mở rộng dân chủ một số cán bộ ở một số xã trong huyện đã vi phạm các quy định về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước ở địa phương để tham ô, xà xẻo tài sản của tập thể, của nhân dân. Tình trạng này đã kéo dài, không được giải quyết thỏa đáng dẫn đến tập trung đông người khiếu kiện gây nên tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân ảnh hưởng đến an ninh chính trị, đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện như ở các xã: Nam Giang, Xuân Thành (nay là Xuân Hồng), Xuân Khánh (nay là Xuân Hồng), Xuân Vinh (nay là Trường Xuân), Thọ Hải, Xuân Yên (nay là Phú Xuân)... Đặc biệt xã Nam Giang đã trở thành "điểm nóng", một số người tiêu cực, bất mãn đã lập ra "Hội chống tiêu cực" trái phép, viết thư thông báo tình hình cho Việt kiều Pháp, giữ hòm phiếu trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân, hành hung, đe doạ cán bộ xã và huyện đến công tác.... Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Công an huyện đã nắm tình hình, tìm ra nguyên nhân chủ yếu, tham mưu phục vụ Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân giải quyết hiệu quả những hành vi vi phạm pháp luật; kiên quyết xử lý những đối tượng cầm đầu, kích động quần chúng nhân dân các xã tập trung đông người, khiếu kiện; tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân cảnh giác với những luận điệu phản tuyên truyền của những người bất mãn và phần tử xấu; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, chính quyền, giữa chính quyền với quần chúng nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Cùng với việc giải quyết hiệu quả "điểm nóng" ở Nam Giang, trong giai đoạn này, Công an huyện đã tăng cường công tác nắm tình hình, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kết luận chính xác những sai phạm ở địa phương; phối hợp với cấp uỷ chính quyền các xã củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng; làm tốt công tác phát động quần chúng, sử dụng người có uy tín, tác động phân hoá những phần tử quá khích; chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ điều tra giải quyết các vụ việc xảy ra trên địa bàn; tham mưu phục vụ Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện tiến hành sơ kết công tác Công an tham gia giải quyết "điểm nóng". Từ đó, áp dụng biện pháp giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn nội bộ đảm bảo ổn định an ninh nông thôn trên địa bàn. Điển hình, năm 2003, Công an huyện đã tham gia Chuyên án XT02, điều tra khám phá thành công vụ cố ý làm trái, tham ô tài sản, tiêu huỷ tài liệu, huỷ hoại tài sản tại xã Xuân Thành (nay là Xuân Hồng) do Hà Đình Xô cầm đầu, chấm dứt sự hoài nghi trong nội bộ cán bộ xã, dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, không để phát sinh thành "điểm nóng".

Từ năm 1992 đến nay, Công an huyện Thọ Xuân tập trung triển khai thực hiện các kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, từ năm 1986 -  nay phát hiện điều tra xử lý hàng nghìn các vụ án hình sự; triệt phá hàng chục ổ nhóm cắt phá đường dây điện thoại, điện sáng; hàng trăm tụ điểm, điểm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy, xử phạt tù gần hàng trăm đối tượng, tổ chức nhiều đợt, nhiều lớp cai nghiện tại cộng đồng, lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hàng trăm trường hợp, góp phần quan trọng kiềm chế sự gia tăng của tội phạm hình sự, kinh tế và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện. Điển hình như: điều tra vụ 2 tên Đỗ Quang Tám và Lê Công Thiện ở Xuân Giang trộm dây điện sáng, thu 60 kg lõi sắt các loại dây điện AC35, AC50; tham gia bắt xử lý vụ trộm cắp, bán 12 khẩu súng K54; tham gia điều tra vụ cướp tiệm vàng Long Nga ở xã Xuân Bái, Thọ Xuân (năm 1996)....

Bên cạnh đó, Công an huyện đã tăng cường các biện pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, triển khai Nghị định số 36, Nghị quyết số 15/CP của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Nghị định số 47/CP về quản lý vũ khí, vật liệu nổ; Nghị định số 87/CP về quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm; Nghị định số 51/CP về quản lý nhân, hộ khẩu; Chỉ thị số 406/CP về cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ các loại.... Kết quả, thu hồi, quản lý hàng trăm vũ khí các loại,  hàng trăm ki-lô-gam vật liệu nổ, hàng trăm ki-lô-mét dây thông tin liên lạc, điện sáng; thu hồi hàng ngàn bánh pháo, triệt để chấm dứt  tình trạng đốt pháo trong toàn huyện.... Những kết quả trên đã góp phần tích cực đảm bảo trật tự kỷ cương và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong công tác xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an huyện Thọ Xuân luôn nghiên cứu đổi mới hình thức, phương pháp, cách làm phù hợp với thực tế tình hình địa phương, trong đó có những mô hình mới đạt hiệu quả cao như: "Tổ an ninh xã hội", "Quản lý nhà nước về công tác an ninh trật tự ở thôn, xóm", "Tổ an ninh nhân dân", "Tổ tự quản", "Tổ hòa giải"... Đồng thời, chú trọng chọn điểm, tập trung xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về phong trào quần chúng "Bảo vệ an ninh Tổ quốc'' trên toàn huyện. Trong những năm gần đây, Công an huyện đã và đang tích cực tham mưu cho Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 375 và Chỉ thị số 10 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về "xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự".

Gần đây, lực lượng Công an Thọ Xuân đã quyết liệt thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Song song với nhiệm vụ bảo đảm ANTT, lực lượng Công an từ huyện đến xã đã thành lập tổ truy vết đặc biệt tham gia công tác truy vết dịch tễ, phân công 25 lượt CBCS tham gia đảm bảo ANTT các khu cách ly y tế của huyện. Đã tham mưu thành lập 14 chốt kiểm dịch huy động 42 CBCS tham gia đảm bảo ANTT, kiểm soát người ra vào tại các chốt và tham gia đảm bảo ANTT, phòng, chống dịch tại Cảng hàng không Thọ Xuân. Với phương châm "chống dịch như chống giặc", lực lượng Công an từ huyện đến cơ sở đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để truy xét người bị lây nghiễm, đề xuất lên phương án cách ly, ngăn chặn dịch bệnh, góp phần cùng địa phương vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai và thực hiện nghiêm túc Đề án số 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần quan trọng để xác lập danh tính điện tử của công dân và thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Với sự nỗ lực, tích cực để kịp tiến độ cùng cả nước đưa vào khai thác sử dụng chính thức Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong năm, Công an huyện đã không kể ngày đêm thứ bảy hay chủ nhật thu thập, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo đúng quy trìnhTriển khai thực hiện chiến dịch 80 ngày đêm không nghỉ cấp CCCD, kết quả đã cấp gần 150.000 CCCD cho người trong độ tuổi, được Chính phủ tặng Bằng khen. Tập trung lực lượng làm tốt công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ, đẹp trong lòng dân.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ cương, kỷ luật, điều lệnh trong đơn vị được thực hiện nghiêm túc; cán bộ, chiến sĩ từ huyện đến cơ sở nhận thức rõ trách nhiệm, nêu cao tinh thần và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Cùng với việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm, Công an huyện đã xây dựng, phát sóng chương trình "An ninh Thọ Xuân" tuyên truyền, xây dựng hình ảnh lực lượng Công an nhân dân và thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với nhiều nội dung đa dạng, phong phú được Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh biểu dương và tạo dư luận tốt trong cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn.

Ngày đầu thành lập Công an huyện chỉ có 3 đồng chí, đến nay đã phát triển, trưởng thành với tổng số 248 cán bộ chiến sỹ thuộc 09 đội công tác (Đội Tổng hợp; Đội An ninh; Đội Điều tra tổng hợp; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - chức vụ; Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Đội Cảnh sát giao thông - trật tự; Đội Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp) và 30 Công an xã, thị trấn.

Với những thành tích đã đạt được, Công an huyện Thọ Xuân đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 1 Huân chương Quân công hạng Ba (năm 1985); 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì (năm 2002); 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì (năm 2007); nhiều năm liền được Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa công nhận đơn vị Quyết thắng; nhiều năm liền được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân tỉnh; hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ được thưởng Huân chương Chiến công, Huy chương "Vì an ninh Tổ quốc", Huy chương chiến sỹ vẻ vang, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân tỉnh. 

 

Phần thứ hai  

BÀI  HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG   

CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN  

 

1. Bài học kinh nghiệm

Thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an Thọ Xuân khẳng định, trong bất luận hoàn cảnh nào, lực lượng Công an huyện luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, lực lượng Công an Thọ Xuân đã góp nên công sức, trí tuệ và tài năng cùng cả nước, cả tỉnh và cả huyện vững bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và sự bình yên, hạnh phúc của Nhân dân. Hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ đã sống, chiến đấu và lập công trên mảnh đất Thọ Xuân giàu truyền thống, mảnh đất "địa linh nhân kiệt", nghìn năm văn vật. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chấp nhận hy sinh, gian khổ, tận tụy hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, "chỉ biết còn Đảng là còn mình", luôn coi "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất". 

70 năm qua, lực lượng Công an Thọ Xuân đã đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước, cùng địa phương, được tôi luyện, thử thách qua khói lửa ác liệt của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc đã được tích lũy, hun đúc những bài học kinh nghiệm quý báu, trở thành phương châm, nguyên tắc, căn cứ hoạt động, chiến đấu, xây dựng lực lượng Công an Thọ Xuân:

Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Quán triệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm; bảo đảm các phương châm "an ninh chủ động", "giữ vững bên trong là chính", "phòng ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ, nhân tố có thể gây mất ổn định" trong bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng. 

Thứ hai, coi trọng và phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nhân dân vừa là cội nguồn sức mạnh, là động lực, mục đích, vừa là lực lượng chủ yếu đảm bảo cho mọi thắng lợi. Vì vậy, lực lượng Công an Thọ Xuân phải luôn luôn quán triệt quan điểm dân là gốc, vì lợi ích của Nhân dân, dựa vào Nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và mọi nguồn lực của Nhân dân. Xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an Thọ Xuân gần gũi, thân thiết với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, là niềm tin, chỗ dựa vững chắc của Nhân dân trong những lúc gian nguy. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện cửa quyền, quan liêu, tiêu cực, gây phiền hà cho Nhân dân trong giải quyết công việc. Đa dạng hóa các hình thức và tạo điều kiện cho Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng, củng cố thế trận lòng dân, thế trận an ninh Nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân.

Thứ ba, thường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an Thọ Xuân vững mạnh toàn diện. Xây dựng Đảng bộ Công an huyện trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; coi trọng công tác chính trị, tư tưởng, nhân tố tạo nên sức mạnh bền vững bên trong. Đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân phải không ngừng học tập, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về bảo đảm ANTT vào thực tiễn công tác chiến đấu.

Thứ tư, không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, năng lực công tác, đủ sức chiến đấu, chiến thắng, đấu tranh phòng, chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của thế lực thù địch, các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo tổng kết thực tiễn, phát triển, hoàn thiện lý luận Công an nhân dân; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công an theo hướng chất lượng cao, tinh thông nghiệp vụ, nắm bắt và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác Công an.  

2. Những truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an Thọ Xuân

Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, lực lượng Công an Thọ Xuân vừa chiến đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, làm nên những chiến công rất đáng tự hào; Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Công an tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền đã ghi nhận công lao đóng góp của lực lượng Công an Thọ Xuân đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và khẳng định truyền thống tốt đẹp của lực lượng Công an Thọ Xuân, góp phần viết nên truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an Thanh Hóa nói riêng và lực lượng Công an nhân dân Việt Nam nói chung. 

Truyền thống thứ nhất: Trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam

Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân là yêu cầu cao nhất, là giá trị cốt lõi hình thành phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị và sức mạnh chiến đấu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân. Đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định: Đảng giao cho công an nhiệm vụ bảo vệ Đảng, công an phải thấy Đảng giao vận mệnh của Đảng cho mình. Vì vậy Đảng lựa chọn công an trong những người trung thành nhất với Đảng, những người chỉ biết sống chết với Đảng, chỉ biết còn Đảng thì còn mình.

Ra đời trong phong trào cách mạng, lực lượng Công an Thọ Xuân luôn trung thành với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng, nghiêm chỉnh thực hiện và kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, suốt đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của Nhân dân, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đó là lý tưởng, nguyện vọng và mục tiêu phấn đấu của toàn lực lượng Công an Thọ Xuân.

Trước tính chất gay go, phức tạp, quyết liệt của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự trong giai đoạn mới, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân phải phát huy truyền thống cao đẹp, kiên định mục tiêu con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo và cơ quan của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân, giữ vững an ninh, trật tự, góp phần nâng cao vị thế và tiềm lực mới cho đất nước, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

Cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân cần học tập một cách nghiêm túc, nhận thức sâu sắc nội dung tấm gương phẩm chất đạo đức suốt đời phấn đấu quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, có nhận thức đúng đắn, sâu sắc phẩm chất vì nước quên thân trong điều kiện hiện nay: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có sự nhất trí cao, niềm tin sắt đá vào đường lối, nghị quyết và sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời cần xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên là điều thiêng liêng nhất và phải giải quyết đúng đắn quan hệ giữa các lợi ích, đặt lợi ích của tập thể, của đất nước lên trên lợi ích cá nhân. 

Truyền thống thứ hai: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân phục vụ, dựa vào Nhân dân mà công tác, chiến đấu thắng lợi

Công an Thọ Xuân ra đời trong phong trào cách mạng của quần chúng, trưởng thành từ Nhân dân và vì Nhân dân phục vụ. Đây vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là phương châm hành động của lực lượng Công an Thọ Xuân. Công an Thọ Xuân từ khi ra đời đã gắn bó chặt chẽ với Nhân dân như cá với nước. Với phương châm hành động thiết thực "thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy hạnh phúc của Nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình" đã thôi thúc, cổ vũ và là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ Công an Thọ Xuân. Được sự tin yêu, đùm bọc, giúp đỡ của Nhân dân nên trong các thời kỳ cách mạng, nhiều tấm gương chiến đấu, hy sinh của lực lượng Công an Thọ Xuân đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, kiên trì đấu tranh với kẻ thù giành được những thắng lợi to lớn trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự. Trong mọi việc làm của Công an Thọ Xuân luôn vì lợi ích của Nhân dân.

Sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình, nhiệm vụ mới đòi hỏi lực lượng Công an Thọ Xuân phải phát huy và xây dựng tốt mối quan hệ với Nhân dân, kính trọng lễ phép, giúp đỡ, vận động và tổ chức quần chúng thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tham gia tích cực phong trào "Vì an ninh Tổ quốc", phấn đấu một lòng, một dạ công tác, chiến đấu bảo vệ Nhân dân, luôn giữ nghiêm kỷ luật, không phụ lòng tin của dân, động viên giáo dục hướng dẫn Nhân dân, đấu tranh giữ vững an ninh trật tự, cuộc sống bình yên, tươi đẹp của Nhân dân. 

Truyền thống thứ ba: Đoàn kết thống nhất, dân chủ, kỷ cương, kỷ luật; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, giữa Công an và Quân đội và các ngành, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Đoàn kết là sức mạnh vô địch, là một truyền thống vô cùng quý báu của Đảng và Nhân dân ta. Kế thừa và phát huy truyền thống của Đảng, của dân tộc, lực lượng Công an Thọ Xuân ngay từ khi ra đời đã thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong nội bộ, thống nhất ý chí và hành động, kỷ luật nghiêm minh, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tạo thành sức mạnh nội lực hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhân dân giao phó.

Qua 70 năm chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân đã không ngừng giữ gìn đoàn kết nội bộ bằng nhiều hành động cụ thể, biểu hiện tình thương yêu đồng đội sâu sắc, đồng cam cộng khổ, thẳng thắn đấu tranh phê bình và tự phê bình, cùng phấn đấu vì mục tiêu bảo vệ vững chắc nền an ninh, trật tự của địa phương. Trong công tác và chiến đấu cũng như trong cuộc sống hằng ngày, cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân luôn giữ gìn mối quan hệ đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, thương yêu đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi, nhường thuận lợi cho đồng chí đồng đội, nhận khó khăn về mình. Nhờ có đoàn kết, hiệp đồng nhịp nhàng giữa các lực lượng nên trong các cuộc kháng chiến cũng như trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Công an Thọ Xuân đã có được sức mạnh cộng đồng, đập tan mọi âm mưu, hoạt động của mọi kẻ thù và các loại tội phạm, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.

Giữ vững kỷ cương, kỷ luật nghiêm minh, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng là nhằm tăng cường sức mạnh và giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ, lập công tập thể. Phẩm chất cao đẹp ấy không chỉ trong lực lượng Công an Thọ Xuân mà còn thể hiện đậm nét ở sự đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ giữa Công an với Quân đội và các ngành, các cấp trong cuộc đấu tranh hình thành thế trận an ninh nhân dân kết hợp với thế trận quốc phòng toàn dân rộng khắp, tạo thành "thiên la địa võng" phòng, chống các loại tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống. 

Truyền thống thứ tư: Tự chủ, tự lực, tự cường, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học kỹ thuật - công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu

Lực lượng Công an Thọ Xuân ngay từ khi mới ra đời còn rất non trẻ, vũ khí còn thô sơ, phương tiện thiếu thốn, nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường; vừa công tác, chiến đấu, vừa tổng kết kinh nghiệm xây dựng lý luận nghiệp vụ, phương pháp công tác giải quyết những vấn đề về quản lý an ninh, trật tự; tìm cách đánh địch, thắng địch, đấu tranh chống tội phạm độc đáo, sáng tạo, phù hợp nên đã giành được những thắng lợi vẻ vang. Do phải đấu tranh với kẻ thù có nhiều âm mưu thâm độc, có phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, bọn tội phạm nhiều thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi, việc phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường chưa đủ mà còn phải biết học hỏi, vận dụng, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật để phục vụ công tác, chiến đấu. Cũng nhờ biết tranh thủ, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật trong công tác, chiến đấu nên lực lượng Công an Thọ Xuân luôn đánh thắng mọi kẻ thù, các loại tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn.

Hiện nay, lực lượng Công an Thọ Xuân đang tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tiếp thu và làm chủ thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vận dụng vào công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 

Truyền thống thứ năm: Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo, bí mật trong chiến đấu, chủ động phòng ngừa, tích cực tiến công các loại tội phạm

Thực tiễn cho thấy cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi mọi cán bộ, chiến sỹ Công an Thọ Xuân đều tận tâm, tận lực, tận tuỵ trong công việc, mưu trí sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết khôn khéo trong công tác, chiến đấu và nêu cao tinh thần tích cực chủ động phòng ngừa, chủ động tiến công các loại tội phạm.

Lực lượng Công an Thọ Xuân là lực lượng đóng vai trò nòng cốt, xung kích trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự của địa phương, vì vậy dù ở bất cứ địa bàn nào, thời gian nào, công việc gì đều phải nêu cao ý thức trách nhiệm công vụ, tinh thần làm việc hăng say, tận tuỵ, quên mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của địa phương./.   

CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN

 

  

70 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN

Đăng lúc: 17/08/2022 08:50:59 (GMT+7)

 Phần thứ nhất  

1. Sự ra đời của Công an huyện Thọ Xuân

Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố các công cụ bạo lực cách mạng để trấn áp tội phạm, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Trong cao trào cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng trật tự, lực lượng tự vệ, Trinh sát Việt Minh (tiền thân của Công an huyện) ra đời.

Lực lượng bảo vệ trật tự được xây dựng, củng cố từ huyện đến xã, làm nhiệm vụ xây dựng củng cố cơ sở, phong trào quần chúng đấu tranh chống âm mưu hoạt động ngóc đầu dậy của bọn phong kiến, phản động, bảo vệ các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền và thành quả cách mạng. Dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Ủy ban cách mạng lâm thời, lực lượng trật tự bảo vệ đã thành lập các đồn kiểm soát ở Bái Thượng thuộc Xuân Bái ngày nay với nhiệm vụ là kiểm tra, kiểm soát giao thông, phát hiện bắt giữ bọn buôn bán thuốc phiện, bỏ trốn ra nước ngoài, bảo vệ trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội. Các trạm kiểm tra, kiểm soát trực thuộc Ban bảo vệ trật tự - Ủy ban cách mạng lâm thời do đồng chí Hồ Sỹ Nhân phụ trách.

Cuối năm 1946, tổ chức "Trinh sát Việt Minh" được chuyển thành Ban Công an huyện do đồng chí Hồ Sỹ Nhân phụ trách. Tháng 3 năm 1947, Bộ Nội vụ ban hành Nghị định số 36/NV thành lập Quận Công an các địa phương, Thọ Xuân thuộc Công an Quận III. Đến tháng 8 năm 1951, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ VI, tổ chức công an đã củng cố lại theo yêu cầu mới, giảm biên chế, các cấp ủy đã tăng cường thêm nhiều cán bộ Đảng cho công an. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới nhất là công tác bảo đảm trị an, tháng 01/1952 Bộ Nội vụ đã có Nghị định số 09 giải tán Công an quận, thành lập Công an cấp huyện. Ngày 15 tháng 8 năm 1952, thực hiện Nghị định số 09 của Bộ Nội vụ, Ban Công an huyện Thọ Xuân được thành lập.

Về tổ chức của Ban Công an huyện Thọ Xuân dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban kháng chiến huyện Thọ Xuân, lúc đầu chỉ có 03 đồng chí, do đồng chí Lê Sỹ Dinh làm Trưởng ban, trụ sở làm việc chưa có, chưa có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, chưa có tiền lương... Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền, với nhiệt huyết cách mạng và bản lĩnh kiên cường đã vượt qua mọi gian nan, thử thách, Ban Công an huyện Thọ Xuân đã cùng với lực lượng dân quân du kích chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng.  

2. Công an Thọ Xuân cùng toàn dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1945 - 1954)

Chính quyền cách mạng vừa mới thành lập phải tập trung giải quyết những vấn đề bức bách, hậu quả nặng nề do chế độ thực dân phong kiến để lại. Nền kinh tế suy thoái, sản xuất đình đốn, ngân sách quốc gia trống rỗng, tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, nạn đói hoành hành. Ở Thọ Xuân, sau ngày khởi nghĩa, chính quyền cách mạng tiếp quản huyện đường, tình hình tài chính hết sức nguy ngập, ngân khố trống rỗng. Đồng bạc Đông Dương mất giá, mọi hoạt động của chính quyền đều phải dựa vào sự giúp đỡ, đóng góp của Nhân dân. Bộ máy chính quyền mới được thành lập chưa hoàn chỉnh, cán bộ trình độ còn non yếu, bỡ ngỡ và lúng túng trong việc tổ chức quản lý xã hội.

Ngày 17/8/1945, thực hiện quyết định khởi nghĩa giành chính quyền của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ủy ban khởi nghĩa phủ Thọ Xuân được thành lập, quyết định khởi nghĩa trên phạm vi toàn phủ. Sáng 19/8/1945, các thôn trong phủ đồng loạt giành chính quyền thành công. Sau khi giành chính quyền, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban cách mạng lâm thời, lực lượng trật tự bảo vệ đã thành lập các đồn kiểm soát ở Bái Thượng và Tây Hồ với nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát giao thông, phát hiện và bắt giữ bọn buôn bán thuốc phiện, bọn trốn ra nước ngoài, bảo vệ trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội. Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội được tiến hành trên cả nước, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Huyện ủy lâm thời Thọ Xuân, các lực lượng tự vệ, trinh sát Việt Minh huyện đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân du kích tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ nghiêm ngặt các trụ sở bỏ phiếu và việc đi lại của Nhân dân trong huyện.

Ngày 25/01/1948, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ II ra Nghị quyết quy định về công tác đào tạo cán bộ, ổn định tổ chức phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo tăng cường cho lực lượng Công an nhiều cán bộ của Đảng và quân sự. Cùng với việc tăng thêm biên chế, củng cố tổ chức, công tác bồi dưỡng lập trường quan điểm giai cấp, tư tưởng, đạo đức, ý chí chiến đấu đã được các cấp uỷ và chính quyền quan tâm chỉ đạo.

Hưởng ứng chủ trương của Nha Công an Trung ương về việc học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân:

Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.

Đối với đồng sự, phải thân ái, giúp đỡ.

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.

Đối với công việc, phải tận tuỵ.

Đối với địch, phải cuơng quyết, khôn khéo.

Nhân dịp ngày sinh lần thứ 58 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/1948), Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã chỉ đạo lực lượng Công an toàn tỉnh tổ chức học tập, quán triệt và thực hiện những lời dạy của Người. Mở đầu là lớp chỉnh huấn tập trung tại Rừng Thông (huyện Đông Sơn). Nơi ngày 20/2/1947 Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh Hoá khi Người về thăm. Tại đây, Ty Công an đã tổ chức dựng 6 khu trại với ý nghĩa theo 6 Điều Bác Hồ dạy để học tập, rèn luyện, cán bộ thi đua lập chiến công, mỗi khu trại đều có panô ghi 6 điều Bác Hồ dạy. Cán bộ chủ chốt của lực lượng Công an toàn tỉnh đã được tập trung tuyên thề trung thành với Tổ quốc, thực hiện đúng lời Bác, đồng thời làm lễ phát động phong trào thi đua học tập và làm theo 6 điều dạy của Bác.

Thực hiện phong trào này, Công an quận III đã phát động phong trào thi đua trong đơn vị. Hàng ngày cán bộ chiến sỹ học thuộc và hứa hẹn làm theo điều Bác dạy, tự liên hệ kiểm điểm, đánh giá sâu sắc những chỉ tiêu công tác, những thành tích đạt được và những khuyết điểm còn mắc phải, có kế hoạch sửa chữa, khắc phục. Tiếp đó hưởng ứng phong trào "Thi đua ái Quốc" do Ty Công an phát động, lực lượng Công an quận III đã thực hiện cuộc vận động "Rèn cán, lập công" và phong trào "Gây cơ sở, phá kỷ lục" của Nha Công an với nhiều hình thức phong phú như: Viết sáng kiến, tổ chức các cuộc họp lắng nghe ý kiến nhân dân phê bình Công an với khẩu hiệu "Công an là bạn dân"... Việc rèn luyện lập trường tư tưởng, tinh thần công tác, ý chí chiến đấu của lực lượng Công an đã được Nhân dân ủng hộ và ngày một tin tưởng vào lực lượng Công an nhân dân.

Tháng 6/1948, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, biên chế của Ty Công an  tăng lên, từ 6 quận Công an đã tách ra thành 8 quận. Lực lương Công an quận III đã được tăng thêm biên chế, lãnh đạo Quận đã quyết định mở đợt công tác mới tiến công địch một cách cương quyết và toàn diện. Tập trung xây dựng lực lượng quần chúng nòng cốt ở các vùng xung yếu, phát triển cơ sở tai mắt rộng rãi, vận động quần chúng ở các địa phương tích cực tham gia công tác trị an, phát hiện Việt gia, phản động... Đẩy mạnh công tác điều tra nắm tình hình để có đối sách với bọn phản động, Việt gian, số tiêu cực bất mãn, số lưu manh mà địch có thể lợi dụng. Tham mưu cho cấp uỷ và chính quyền các huyện trong quận củng cố tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở, kịp thời phát hiện số làm việc hai mặt, khẩn trương xây dựng lực lượng đề phòng địch đánh chiếm hậu phương.

Cùng với việc tổ chức nhiều biện pháp công tác lực lượng Công an quận III đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân sự huyện vạch ra kế hoạch và bố trí lực lượng tham gia công tác bảo vệ phục vụ phong trào "Luyện quân, lập công" ở Thọ Xuân thực sự trở thành ngày hội của lực lượng dân quân, du kích trong toàn huyện. Khắp nơi từ đồi, bãi, sân đình, luỹ tre đều biến thành thao trường của lực lượng dân quân, du kích.

Ngày 9/3/1948, Bộ Nội vụ ra Thông tư 113/NV- TT hướng dẫn thực hiện trị an cấp xã. Thông tư quy định: Công việc trị an trong mỗi xã phải giao cho một Uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính xã đảm nhiệm, gọi là "Uỷ viên trật tự xã". Nhiệm vụ của "Uỷ viên trật tự xã" là tổ chức, bố trí và kiểm soát sự tuần phòng trong xã; thi hành mệnh lệnh của Uỷ ban kháng chiến hành chính xã và Ban tư pháp xã, giúp các cơ quan Công an trong việc cảnh giới, thông báo tin tức. 'Uỷ viên trật tự xã' và thôn sẽ được Công an huấn luyện về chuyên môn.

Thực hiện Thông tư của Bộ Nội vụ, Ty công an Thanh Hoá đã đề xuất, được Tỉnh uỷ và Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh đồng ý cho tổ chức mạng lưới bảo vệ trật tự ở các địa phương. Công an Quận III đã tham mưu lựa chọn những người có đủ sức khoẻ, phẩm chất, có lập trường kiên định đề xuất với cấp uỷ và chính quyền cơ sở cho thành lập Ban trật tự xã, do một Uỷ viên ban kháng chiến hành chính xã phụ trách. Ở mỗi thôn, làng có trật tự thôn, làng. Cùng với việc thành lập Ban trật tự xã, Công an Quận III đã đề xuất chính quyền huyện Thọ Xuân tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong các làng, xã tham gia công tác giữ gìn an ninh - trật tự ở các địa phương. Đặc biệt là xây dựng các tổ chức quần chúng làm công tác an ninh - trật tự "Ngũ Gia Liên Bảo''. Với hình thức tổ chức này đã có tác dụng rất lớn trong việc giữ gìn an ninh - trật tự làng, xã và cung cấp tình hình, phát hiện Việt gian, phản động và bọn tội phạm hoạt động ở các địa phương.

Chỉ trong một thời gian ngắn tổ chức ''Ngũ Gia Liên Bảo'' đã được xây dựng ở khắp các làng, xã trong huyện. Ngoài nội dung công tác bảo vệ trị an làng, xã Công an Quận III đã đề xuất Huyện uỷ, Chính quyền huyện Thọ Xuân đẩy mạnh việc thực hiện phong trào ''Phòng gian, bảo mật'' trong Nhân dân. Với mục tiêu: Phải phát động sâu rộng trong Nhân dân tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu hoạt động phá hoại của địch; bảo vệ tuyệt đối an toàn cán bộ lãnh đạo, các cơ quan Đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang, các kho tàng, xí nghiệp kinh tế và quốc phòng... Công an quận III đã đề xuất cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức quần chúng tổ chức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân quán triệt tình hình, nhiệm vụ bảo vệ hậu phương, chuẩn bị sức người, sức của cho tổng phản công ở chiến trường khi thời cơ đến, đồng thời lồng nội dung ''phòng gian, bảo mật'' chủ yếu là khẩu hiệu ''Ba không''. Phong trào ''Phòng gian, bảo mật'' được các làng, xã tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú như: Thơ ca, hò vè, văn nghệ... Nội dung ''Phòng gian bảo mật'' được đưa vào cả các lớp học bình dân, các tổ chức ''Ngũ Gia Liên Bảo'', các nhóm học sinh. Các Chi bộ Đảng, các đoàn thể quần chúng đã lấy nội dung ''Phòng gian bảo mật'' để kiểm điểm và bình xét hàng tháng.

Năm 1952 một số tên địa chủ phản động liên kết với nhau phá hoại kinh tế. Một số tên đã loạt vào chính quyền các cấp, kích động quần chúng chống lại đường lối kháng chiến, chính sách giảm tô, giảm tức... ở Thọ Hải đã hình thành nhóm tổ chức ''Đại Việt'' và ''Bảo an đoàn''. Ở các xã Thọ Ngọc, Thọ Dân (nay thuộc huyện Triệu Sơn), Thọ Lộc, Xuân Phong, Xuân Thiên, Phú Yên... một số đối tượng địa chủ cường hào có biểu hiện ngóc đầu dậy chống phá. Ta đã phát hiện, có biện pháp xử lý kịp thời tên Lượng ở Thọ Nguyên  theo tổ chức phản động Tuệ Quang, Tuệ Chiếu, cấu kết với một số tên Quốc dân đảng, bọn phản động ở chùa Tạu (Xuân Trường), chùa Đầm (Xuân Thiên) và bọn phản động lợi dụng Thiên chúa giáo ở các xứ trong huyện. Được Công an tỉnh và Huyện uỷ chỉ đạo, cuối năm 1952 lực lượng Công an huyện cùng các xã tổ chức cho Nhân dân tiến hành đấu tranh chính trị. Trước khí thế của nhân dân, nhiều tên có biểu hiện chống đối đã  bị vạch mặt, hứa ủng hộ kháng chiến, không tiếp tay cho bọn phản động chống phá cách mạng

Kết quả đấu tranh chính trị đã tác động thúc đẩy Nhân dân hăng hái sản xuất, góp sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đến đầu năm 1953 Thọ Xuân tiến hành giảm tô triệt để, đời sống của Nhân dân được cải thiện. Nông dân phấn khởi đóng góp công sức cho kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhất là trong các chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên phủ.

Lực lượng Công an huyện Thọ Xuân trong thời gian từ ngày thành lập đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp dù chỉ có 3 người nhưng đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đã tham mưu xây dựng được phong trào quần chúng đấu tranh cách mạng, làm tốt công tác phòng gian, quản lý nhân hộ khẩu, bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước đóng ở địa phương, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu của kẻ địch và các bọn phản cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng, đảm bảo ANTT trên địa bàn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp...  

3. Công an Thọ Xuân giữ vững an ninh tật tự, bảo vệ hậu phương góp phần đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954 -1975)

Sau ngày hòa bình lặp lại ở miền Bắc, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ráo riết tuyển chọn, huấn luyện, sử dụng bọn tình báo, gián điệp cài cắm vào những địa bàn quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự và vùng mới giải phóng; chúng tung hàng trăm toán gián điệp, biệt kích móc nối với tàn quân phỉ và bọn phản động trong nước hòng gây chia rẽ, bạo loạn, lật đổ chính quyền cách mạng; sử dụng bọn tình báo, gián điệp, đặc vụ tiến hành các hoạt động chống phá công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Công an huyện đã phối hợp với cấp ủy chính quyền, cơ quan đoàn thể, lực lượng quân sự và Nhân dân địa phương đẩy mạnh phong trào quần chúng ''Bảo vệ trị an'', ''Phòng gian bảo mật'', ''xây dựng xã vững mạnh về chính trị'', ''Công an xã 4 tốt'', và tập trung vận động, đấu tranh chống hoạt động của bọn địa chủ, cường hào gian ác, chống chiến tranh tâm lý, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, đảm bảo an ninh - trật tự. Tập trung lực lượng đấu tranh ở các khu vực trọng điểm; các mục tiêu quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh; những địa bàn tập trung đồng bào theo đạo Thiên chúa như: sân bay Sao Vàng, đập nước Bái Thượng, thuỷ điện Bàn Thạch, nhà máy giấy Mục Sơn, phà Mục Sơn, phà Bái Thượng, tuyến giao thông 47A, 15A..... Xây dựng các đội cứu thương, các đội phòng không giúp Nhân dân sơ tán, cứu chữa cháy đảm bảo an toàn người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân trong huyện. Đồng thời, Công an huyện cũng triển khai các biện pháp công tác đấu tranh hiệu quả với các đối tượng phản cách mạng, đối tượng chính trị, hình sự trên địa bàn giữ vững an ninh trật tự trong điều kiện chiến tranh như: phối hợp điều tra làm rõ vụ tên Rôbinsơn giết cô Hà Thị Tuất nhân viên cửa hàng bách hoá Thọ Xuân (năm 1967); tham gia triệt xoá tổ chức phản động "Đảng chân lý" do Nguyễn Văn Kỳ cầm đầu (năm 1970); tham gia triệt phá tổ chức "Phục quốc đồng minh hội" do tên Trần Văn Gan cầm đầu (năm 1971)... Phối hợp và tham gia tích cực với các lực lượng nghiệp vụ của tỉnh và công an các huyện lân cận đấu tranh triệt phá tổ chức "Đảng cách mạng quốc gia" do tên Lường Mạnh Huân cầm đầu, hoạt động ở nhiều địa bàn trong tỉnh, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.  

4. Công an Thọ Xuân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (từ 1975 đến nay)

Trong giai đoạn 1975 - 1985, Thọ Xuân là một trong 5 huyện được Trung ương chọn làm thí điểm xây dựng mô hình cấp huyện về tổ chức lại sản xuất. Đây là vinh dự lớn của tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Thọ Xuân nói riêng. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ty Công an Thanh Hóa, cấp ủy chính quyền huyện, Công an huyện Thọ Xuân đã tập trung lực lượng bám cơ sở, đẩy mạnh công tác nắm tình hình, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động chiến tranh tâm lý của địch; tấn công chính trị làm tan rã tư tưởng chống đối của các đối tượng phản cách mạng; rà soát phân các loại đối tượng gián điệp, phản động, nhất là đối tượng chiêu hồi, nghi vấn đầu hàng địch; triển khai các biện pháp công tác đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng đạo Thiên chúa; trên cơ sở đó thực hiện đối sách và các biện pháp quản lý chặt chẽ. Trong giai đoạn này Công an huyện đã tham gia điều tra, triệt phá tổ chức phản động "Mặt trận cách mạng chân chính" (LH85) do Lường Quang Hòa cầm đầu.

Công an huyện cũng đã chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh trấn áp, xử lý các loại tội phạm. Tập trung rà soát, phân loại và áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục theo quy định đối với các loại tội phạm, không để xảy ra vụ việc phức tạp. Tham mưu và tổ chức các chiến dịch lớn do Công an tỉnh phát động như: chiến dịch thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; chiến dịch chống cắt phá đường dây điện thoại, điện sáng; chiến dịch rà soát quản lý nhân, hộ khẩu; chiến dịch tấn công truy quét tội phạm hình sự... Kết quả đã đấu tranh ngăn chặn các ổ nhóm chuyên cắt trộm dây điện sáng, dây thông tin liên lạc, vận động nhân dân giao nộp hàng ngàn ki lô gam dây điện các loại; rà soát, phân loại, đấu tranh, xử lý với 1.127 đối tượng; đưa ra quần chúng kiểm điểm, giáo dục 750 tên; đưa tập trung cải tạo hơn 100 tên; đưa vào trường công nông 5 thiếu niên hư, xử phạt tù hơn 100 tên... trong đó có một số vụ điển hình như: điều tra khám phá một ổ nhóm chuyên buôn bán đồ cổ trái phép ở Xuân Thiên; ngăn chặn kịp thời vụ tổ chức người trốn đi nước ngoài ở Xuân Thiên....

Là huyện điểm về xây dựng mô hình Công an cấp huyện gắn với xây dựng làng, xã, huyện thành pháo đài chiến đấu, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh, trong giai đoạn này, Công an huyện đã từng bước củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng các mặt công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công an huyện cũng đã chọn cử 3 đồng chí đi làm chuyên gia giúp nước bạn Lào và Campuchia trong công tác an ninh. Phối hợp với các cấp uỷ chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong huyện triển khai thực hiện tốt phong trào xây dựng làng xã, cơ quan, xí nghiệp an toàn làm chủ nhằm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện góp phần làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình và chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch trên địa bàn huyện.

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Công an huyện Thọ Xuân cũng đã nhanh chóng đổi mới các biện pháp công tác, chủ động tham mưu cho Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội như: Chỉ thị số 21/CT-BCT của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 135/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị quyết số 19/NQ-TU của Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ thị số 10/CT-BNV của Bộ Nội vụ, Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm... Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ nội bộ, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 1987 - 1992, lợi dụng sự chuyển đổi về cơ chế, mở rộng dân chủ một số cán bộ ở một số xã trong huyện đã vi phạm các quy định về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước ở địa phương để tham ô, xà xẻo tài sản của tập thể, của nhân dân. Tình trạng này đã kéo dài, không được giải quyết thỏa đáng dẫn đến tập trung đông người khiếu kiện gây nên tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân ảnh hưởng đến an ninh chính trị, đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện như ở các xã: Nam Giang, Xuân Thành (nay là Xuân Hồng), Xuân Khánh (nay là Xuân Hồng), Xuân Vinh (nay là Trường Xuân), Thọ Hải, Xuân Yên (nay là Phú Xuân)... Đặc biệt xã Nam Giang đã trở thành "điểm nóng", một số người tiêu cực, bất mãn đã lập ra "Hội chống tiêu cực" trái phép, viết thư thông báo tình hình cho Việt kiều Pháp, giữ hòm phiếu trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân, hành hung, đe doạ cán bộ xã và huyện đến công tác.... Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Công an huyện đã nắm tình hình, tìm ra nguyên nhân chủ yếu, tham mưu phục vụ Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân giải quyết hiệu quả những hành vi vi phạm pháp luật; kiên quyết xử lý những đối tượng cầm đầu, kích động quần chúng nhân dân các xã tập trung đông người, khiếu kiện; tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân cảnh giác với những luận điệu phản tuyên truyền của những người bất mãn và phần tử xấu; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, chính quyền, giữa chính quyền với quần chúng nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

Cùng với việc giải quyết hiệu quả "điểm nóng" ở Nam Giang, trong giai đoạn này, Công an huyện đã tăng cường công tác nắm tình hình, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kết luận chính xác những sai phạm ở địa phương; phối hợp với cấp uỷ chính quyền các xã củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng; làm tốt công tác phát động quần chúng, sử dụng người có uy tín, tác động phân hoá những phần tử quá khích; chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ điều tra giải quyết các vụ việc xảy ra trên địa bàn; tham mưu phục vụ Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện tiến hành sơ kết công tác Công an tham gia giải quyết "điểm nóng". Từ đó, áp dụng biện pháp giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn nội bộ đảm bảo ổn định an ninh nông thôn trên địa bàn. Điển hình, năm 2003, Công an huyện đã tham gia Chuyên án XT02, điều tra khám phá thành công vụ cố ý làm trái, tham ô tài sản, tiêu huỷ tài liệu, huỷ hoại tài sản tại xã Xuân Thành (nay là Xuân Hồng) do Hà Đình Xô cầm đầu, chấm dứt sự hoài nghi trong nội bộ cán bộ xã, dư luận xấu trong quần chúng nhân dân, không để phát sinh thành "điểm nóng".

Từ năm 1992 đến nay, Công an huyện Thọ Xuân tập trung triển khai thực hiện các kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, từ năm 1986 -  nay phát hiện điều tra xử lý hàng nghìn các vụ án hình sự; triệt phá hàng chục ổ nhóm cắt phá đường dây điện thoại, điện sáng; hàng trăm tụ điểm, điểm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy, xử phạt tù gần hàng trăm đối tượng, tổ chức nhiều đợt, nhiều lớp cai nghiện tại cộng đồng, lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hàng trăm trường hợp, góp phần quan trọng kiềm chế sự gia tăng của tội phạm hình sự, kinh tế và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện. Điển hình như: điều tra vụ 2 tên Đỗ Quang Tám và Lê Công Thiện ở Xuân Giang trộm dây điện sáng, thu 60 kg lõi sắt các loại dây điện AC35, AC50; tham gia bắt xử lý vụ trộm cắp, bán 12 khẩu súng K54; tham gia điều tra vụ cướp tiệm vàng Long Nga ở xã Xuân Bái, Thọ Xuân (năm 1996)....

Bên cạnh đó, Công an huyện đã tăng cường các biện pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, triển khai Nghị định số 36, Nghị quyết số 15/CP của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Nghị định số 47/CP về quản lý vũ khí, vật liệu nổ; Nghị định số 87/CP về quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh văn hóa phẩm; Nghị định số 51/CP về quản lý nhân, hộ khẩu; Chỉ thị số 406/CP về cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ các loại.... Kết quả, thu hồi, quản lý hàng trăm vũ khí các loại,  hàng trăm ki-lô-gam vật liệu nổ, hàng trăm ki-lô-mét dây thông tin liên lạc, điện sáng; thu hồi hàng ngàn bánh pháo, triệt để chấm dứt  tình trạng đốt pháo trong toàn huyện.... Những kết quả trên đã góp phần tích cực đảm bảo trật tự kỷ cương và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong công tác xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, Công an huyện Thọ Xuân luôn nghiên cứu đổi mới hình thức, phương pháp, cách làm phù hợp với thực tế tình hình địa phương, trong đó có những mô hình mới đạt hiệu quả cao như: "Tổ an ninh xã hội", "Quản lý nhà nước về công tác an ninh trật tự ở thôn, xóm", "Tổ an ninh nhân dân", "Tổ tự quản", "Tổ hòa giải"... Đồng thời, chú trọng chọn điểm, tập trung xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về phong trào quần chúng "Bảo vệ an ninh Tổ quốc'' trên toàn huyện. Trong những năm gần đây, Công an huyện đã và đang tích cực tham mưu cho Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 375 và Chỉ thị số 10 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về "xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự".

Gần đây, lực lượng Công an Thọ Xuân đã quyết liệt thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Song song với nhiệm vụ bảo đảm ANTT, lực lượng Công an từ huyện đến xã đã thành lập tổ truy vết đặc biệt tham gia công tác truy vết dịch tễ, phân công 25 lượt CBCS tham gia đảm bảo ANTT các khu cách ly y tế của huyện. Đã tham mưu thành lập 14 chốt kiểm dịch huy động 42 CBCS tham gia đảm bảo ANTT, kiểm soát người ra vào tại các chốt và tham gia đảm bảo ANTT, phòng, chống dịch tại Cảng hàng không Thọ Xuân. Với phương châm "chống dịch như chống giặc", lực lượng Công an từ huyện đến cơ sở đã "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để truy xét người bị lây nghiễm, đề xuất lên phương án cách ly, ngăn chặn dịch bệnh, góp phần cùng địa phương vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai và thực hiện nghiêm túc Đề án số 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần quan trọng để xác lập danh tính điện tử của công dân và thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Với sự nỗ lực, tích cực để kịp tiến độ cùng cả nước đưa vào khai thác sử dụng chính thức Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong năm, Công an huyện đã không kể ngày đêm thứ bảy hay chủ nhật thu thập, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo đúng quy trìnhTriển khai thực hiện chiến dịch 80 ngày đêm không nghỉ cấp CCCD, kết quả đã cấp gần 150.000 CCCD cho người trong độ tuổi, được Chính phủ tặng Bằng khen. Tập trung lực lượng làm tốt công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ góp phần xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ, đẹp trong lòng dân.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng có nhiều chuyển biến tích cực, kỷ cương, kỷ luật, điều lệnh trong đơn vị được thực hiện nghiêm túc; cán bộ, chiến sĩ từ huyện đến cơ sở nhận thức rõ trách nhiệm, nêu cao tinh thần và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Cùng với việc triển khai và thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm, Công an huyện đã xây dựng, phát sóng chương trình "An ninh Thọ Xuân" tuyên truyền, xây dựng hình ảnh lực lượng Công an nhân dân và thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với nhiều nội dung đa dạng, phong phú được Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh biểu dương và tạo dư luận tốt trong cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn.

Ngày đầu thành lập Công an huyện chỉ có 3 đồng chí, đến nay đã phát triển, trưởng thành với tổng số 248 cán bộ chiến sỹ thuộc 09 đội công tác (Đội Tổng hợp; Đội An ninh; Đội Điều tra tổng hợp; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - chức vụ; Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Đội Cảnh sát giao thông - trật tự; Đội Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp) và 30 Công an xã, thị trấn.

Với những thành tích đã đạt được, Công an huyện Thọ Xuân đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 1 Huân chương Quân công hạng Ba (năm 1985); 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì (năm 2002); 1 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì (năm 2007); nhiều năm liền được Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa công nhận đơn vị Quyết thắng; nhiều năm liền được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân tỉnh; hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ được thưởng Huân chương Chiến công, Huy chương "Vì an ninh Tổ quốc", Huy chương chiến sỹ vẻ vang, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân tỉnh. 

 

Phần thứ hai  

BÀI  HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG   

CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN  

 

1. Bài học kinh nghiệm

Thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an Thọ Xuân khẳng định, trong bất luận hoàn cảnh nào, lực lượng Công an huyện luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn thể hiện rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, lực lượng Công an Thọ Xuân đã góp nên công sức, trí tuệ và tài năng cùng cả nước, cả tỉnh và cả huyện vững bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc và sự bình yên, hạnh phúc của Nhân dân. Hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ đã sống, chiến đấu và lập công trên mảnh đất Thọ Xuân giàu truyền thống, mảnh đất "địa linh nhân kiệt", nghìn năm văn vật. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, chấp nhận hy sinh, gian khổ, tận tụy hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, "chỉ biết còn Đảng là còn mình", luôn coi "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất". 

70 năm qua, lực lượng Công an Thọ Xuân đã đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước, cùng địa phương, được tôi luyện, thử thách qua khói lửa ác liệt của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc đã được tích lũy, hun đúc những bài học kinh nghiệm quý báu, trở thành phương châm, nguyên tắc, căn cứ hoạt động, chiến đấu, xây dựng lực lượng Công an Thọ Xuân:

Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Quán triệt thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm; bảo đảm các phương châm "an ninh chủ động", "giữ vững bên trong là chính", "phòng ngừa từ sớm, từ xa các nguy cơ, nhân tố có thể gây mất ổn định" trong bảo vệ ANTT và xây dựng lực lượng. 

Thứ hai, coi trọng và phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nhân dân vừa là cội nguồn sức mạnh, là động lực, mục đích, vừa là lực lượng chủ yếu đảm bảo cho mọi thắng lợi. Vì vậy, lực lượng Công an Thọ Xuân phải luôn luôn quán triệt quan điểm dân là gốc, vì lợi ích của Nhân dân, dựa vào Nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và mọi nguồn lực của Nhân dân. Xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an Thọ Xuân gần gũi, thân thiết với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, là niềm tin, chỗ dựa vững chắc của Nhân dân trong những lúc gian nguy. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện cửa quyền, quan liêu, tiêu cực, gây phiền hà cho Nhân dân trong giải quyết công việc. Đa dạng hóa các hình thức và tạo điều kiện cho Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng, củng cố thế trận lòng dân, thế trận an ninh Nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân.

Thứ ba, thường xuyên làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an Thọ Xuân vững mạnh toàn diện. Xây dựng Đảng bộ Công an huyện trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; coi trọng công tác chính trị, tư tưởng, nhân tố tạo nên sức mạnh bền vững bên trong. Đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân phải không ngừng học tập, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về bảo đảm ANTT vào thực tiễn công tác chiến đấu.

Thứ tư, không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, năng lực công tác, đủ sức chiến đấu, chiến thắng, đấu tranh phòng, chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của thế lực thù địch, các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Làm tốt công tác nghiên cứu, dự báo tổng kết thực tiễn, phát triển, hoàn thiện lý luận Công an nhân dân; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công an theo hướng chất lượng cao, tinh thông nghiệp vụ, nắm bắt và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác Công an.  

2. Những truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an Thọ Xuân

Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, lực lượng Công an Thọ Xuân vừa chiến đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, làm nên những chiến công rất đáng tự hào; Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Công an tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền đã ghi nhận công lao đóng góp của lực lượng Công an Thọ Xuân đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và khẳng định truyền thống tốt đẹp của lực lượng Công an Thọ Xuân, góp phần viết nên truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an Thanh Hóa nói riêng và lực lượng Công an nhân dân Việt Nam nói chung. 

Truyền thống thứ nhất: Trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam

Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân là yêu cầu cao nhất, là giá trị cốt lõi hình thành phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị và sức mạnh chiến đấu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân. Đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định: Đảng giao cho công an nhiệm vụ bảo vệ Đảng, công an phải thấy Đảng giao vận mệnh của Đảng cho mình. Vì vậy Đảng lựa chọn công an trong những người trung thành nhất với Đảng, những người chỉ biết sống chết với Đảng, chỉ biết còn Đảng thì còn mình.

Ra đời trong phong trào cách mạng, lực lượng Công an Thọ Xuân luôn trung thành với lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng, nghiêm chỉnh thực hiện và kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, suốt đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của Nhân dân, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đó là lý tưởng, nguyện vọng và mục tiêu phấn đấu của toàn lực lượng Công an Thọ Xuân.

Trước tính chất gay go, phức tạp, quyết liệt của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự trong giai đoạn mới, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân phải phát huy truyền thống cao đẹp, kiên định mục tiêu con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch và bọn tội phạm, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo và cơ quan của Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân, giữ vững an ninh, trật tự, góp phần nâng cao vị thế và tiềm lực mới cho đất nước, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

Cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân cần học tập một cách nghiêm túc, nhận thức sâu sắc nội dung tấm gương phẩm chất đạo đức suốt đời phấn đấu quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì ấm no, hạnh phúc của Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó, có nhận thức đúng đắn, sâu sắc phẩm chất vì nước quên thân trong điều kiện hiện nay: Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có sự nhất trí cao, niềm tin sắt đá vào đường lối, nghị quyết và sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời cần xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên là điều thiêng liêng nhất và phải giải quyết đúng đắn quan hệ giữa các lợi ích, đặt lợi ích của tập thể, của đất nước lên trên lợi ích cá nhân. 

Truyền thống thứ hai: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân phục vụ, dựa vào Nhân dân mà công tác, chiến đấu thắng lợi

Công an Thọ Xuân ra đời trong phong trào cách mạng của quần chúng, trưởng thành từ Nhân dân và vì Nhân dân phục vụ. Đây vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là phương châm hành động của lực lượng Công an Thọ Xuân. Công an Thọ Xuân từ khi ra đời đã gắn bó chặt chẽ với Nhân dân như cá với nước. Với phương châm hành động thiết thực "thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi, lấy hạnh phúc của Nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình" đã thôi thúc, cổ vũ và là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ Công an Thọ Xuân. Được sự tin yêu, đùm bọc, giúp đỡ của Nhân dân nên trong các thời kỳ cách mạng, nhiều tấm gương chiến đấu, hy sinh của lực lượng Công an Thọ Xuân đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, kiên trì đấu tranh với kẻ thù giành được những thắng lợi to lớn trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự. Trong mọi việc làm của Công an Thọ Xuân luôn vì lợi ích của Nhân dân.

Sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình, nhiệm vụ mới đòi hỏi lực lượng Công an Thọ Xuân phải phát huy và xây dựng tốt mối quan hệ với Nhân dân, kính trọng lễ phép, giúp đỡ, vận động và tổ chức quần chúng thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tham gia tích cực phong trào "Vì an ninh Tổ quốc", phấn đấu một lòng, một dạ công tác, chiến đấu bảo vệ Nhân dân, luôn giữ nghiêm kỷ luật, không phụ lòng tin của dân, động viên giáo dục hướng dẫn Nhân dân, đấu tranh giữ vững an ninh trật tự, cuộc sống bình yên, tươi đẹp của Nhân dân. 

Truyền thống thứ ba: Đoàn kết thống nhất, dân chủ, kỷ cương, kỷ luật; phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, giữa Công an và Quân đội và các ngành, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao

Đoàn kết là sức mạnh vô địch, là một truyền thống vô cùng quý báu của Đảng và Nhân dân ta. Kế thừa và phát huy truyền thống của Đảng, của dân tộc, lực lượng Công an Thọ Xuân ngay từ khi ra đời đã thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong nội bộ, thống nhất ý chí và hành động, kỷ luật nghiêm minh, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tạo thành sức mạnh nội lực hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhân dân giao phó.

Qua 70 năm chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân đã không ngừng giữ gìn đoàn kết nội bộ bằng nhiều hành động cụ thể, biểu hiện tình thương yêu đồng đội sâu sắc, đồng cam cộng khổ, thẳng thắn đấu tranh phê bình và tự phê bình, cùng phấn đấu vì mục tiêu bảo vệ vững chắc nền an ninh, trật tự của địa phương. Trong công tác và chiến đấu cũng như trong cuộc sống hằng ngày, cán bộ, chiến sĩ Công an Thọ Xuân luôn giữ gìn mối quan hệ đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, thương yêu đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi, nhường thuận lợi cho đồng chí đồng đội, nhận khó khăn về mình. Nhờ có đoàn kết, hiệp đồng nhịp nhàng giữa các lực lượng nên trong các cuộc kháng chiến cũng như trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Công an Thọ Xuân đã có được sức mạnh cộng đồng, đập tan mọi âm mưu, hoạt động của mọi kẻ thù và các loại tội phạm, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.

Giữ vững kỷ cương, kỷ luật nghiêm minh, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng là nhằm tăng cường sức mạnh và giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ, lập công tập thể. Phẩm chất cao đẹp ấy không chỉ trong lực lượng Công an Thọ Xuân mà còn thể hiện đậm nét ở sự đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ giữa Công an với Quân đội và các ngành, các cấp trong cuộc đấu tranh hình thành thế trận an ninh nhân dân kết hợp với thế trận quốc phòng toàn dân rộng khắp, tạo thành "thiên la địa võng" phòng, chống các loại tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống. 

Truyền thống thứ tư: Tự chủ, tự lực, tự cường, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật tự và những thành tựu khoa học kỹ thuật - công nghệ phục vụ công tác, chiến đấu

Lực lượng Công an Thọ Xuân ngay từ khi mới ra đời còn rất non trẻ, vũ khí còn thô sơ, phương tiện thiếu thốn, nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề, nhưng với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường; vừa công tác, chiến đấu, vừa tổng kết kinh nghiệm xây dựng lý luận nghiệp vụ, phương pháp công tác giải quyết những vấn đề về quản lý an ninh, trật tự; tìm cách đánh địch, thắng địch, đấu tranh chống tội phạm độc đáo, sáng tạo, phù hợp nên đã giành được những thắng lợi vẻ vang. Do phải đấu tranh với kẻ thù có nhiều âm mưu thâm độc, có phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, bọn tội phạm nhiều thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi, việc phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường chưa đủ mà còn phải biết học hỏi, vận dụng, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật để phục vụ công tác, chiến đấu. Cũng nhờ biết tranh thủ, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật trong công tác, chiến đấu nên lực lượng Công an Thọ Xuân luôn đánh thắng mọi kẻ thù, các loại tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn.

Hiện nay, lực lượng Công an Thọ Xuân đang tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, tiếp thu và làm chủ thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vận dụng vào công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 

Truyền thống thứ năm: Tận tuỵ trong công việc, cảnh giác, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo, bí mật trong chiến đấu, chủ động phòng ngừa, tích cực tiến công các loại tội phạm

Thực tiễn cho thấy cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi mọi cán bộ, chiến sỹ Công an Thọ Xuân đều tận tâm, tận lực, tận tuỵ trong công việc, mưu trí sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết khôn khéo trong công tác, chiến đấu và nêu cao tinh thần tích cực chủ động phòng ngừa, chủ động tiến công các loại tội phạm.

Lực lượng Công an Thọ Xuân là lực lượng đóng vai trò nòng cốt, xung kích trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự của địa phương, vì vậy dù ở bất cứ địa bàn nào, thời gian nào, công việc gì đều phải nêu cao ý thức trách nhiệm công vụ, tinh thần làm việc hăng say, tận tuỵ, quên mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và của địa phương./.   

CÔNG AN HUYỆN THỌ XUÂN

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính