Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
154188

LÊ HOÀN - ANH HÙNG DÂN TỘC

Ngày 12/04/2023 08:02:51

Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023, Kỷ niệm 1018 năm Ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành, đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực Thọ Xuân năm 2023, chúng tôi xin được giới thiệu đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Lê Đại Hành Hoàng đế.

 a1.jpg

( Đền thờ Lê Hoàn ở xã Xuân Lập huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa)

Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941) tại trang Kẻ Xộp, sau là sách Khả Lập, thời Đinh Tiên Hoàng có tên là Trung Lập, Châu Ái (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) trong một gia đình nông dân nghèo.

Làng Trung Lập ở vùng đất có khí thiêng sông núi tụ về, vùng đất mà lịch sử đặt tên là: Tiền tam Yên, hậu ngũ Phúc. Tiền (trước) Tam Yên là 3 làng: Yên Lãng, Yên Trường, Yên Lạc. Hậu (sau) ngũ Phúc là 5 làng: Phúc Tình, Phúc Địa, Phúc Bồi, Phúc Cương, Phúc Sơn. Trung Lập có nghĩa là đứng giữa tam Yên và ngũ Phúc, hàm ý làng được cả an và phúc.

Cha Lê Hoàn là Lê Mịch (tên khác Lê Hiền), mẹ là Đặng Thị Khiết (Sen); ông nội là Lê Lộc (Lê Tịch). Câu chuyện Vua được sinh ra có nhuốm màu truyền thuyết. Khi mới có thai, Đặng Thị chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã kết hạt, bèn lấy chia cho mọi người, còn mình thì không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào. Đến khi sinh ra Lê Hoàn, bà hiểu ra, bèn nói với mọi ngươi rằng: "Thằng bé này lớn lên, ta sợ không kịp hưởng lộc của nó". Được vài năm, cha mẹ qua đời, Lê Hoàn một mình sống trong cảnh nghèo khổ. Trong thôn có viên quan sát họ Lê trông thấy lấy làm lạ, nói: "Tư cách đứa trẻ này, người thường không sánh được", bèn nhận làm con nuôi, chăm sóc dạy dỗ, không khác gì con đẻ . Có đêm mùa đông trời rét, Lê Hoàn úp gối mà ngủ. Đêm ấy ánh sáng đẹp đầy nhà, viên quan sát lén đến xem, thì thấy con rồng vàng che ấp bên trên, vì thế lại càng thêm quý trọng Lê Hoàn.

Lê Hoàn có 5 hoàng hậu gồm Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương Vân Nga), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu. Lê Đại Hành có 13 người con, trong đó có 11 hoàng tử, 1 công chúa, và 1 hoàng tử là con nuôi.

Ngày 8 tháng 3 âm lịch năm Ất Tỵ (18 tháng 4 năm 1005), Lê Hoàn mất ở điện Trường Xuân, miếu hiệu gọi là Đại Hành Hoàng Đế. 

Về sự nghiệp của Lê Hoàn:

Năm lên 6 tuổi, Lê Hoàn mồ côi cả cha lẫn mẹ, làm con nuôi cụ Lê Đột ở trang Kẻ Mía (nay là làng Phong Mỹ, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Lớn lên, Lê Hoàn tòng quân phò giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân, lập nhiều công trạng và được phong Thập đạo Tướng quân. Ông một lòng phò tá góp phần cùng Vua Đinh vỗ yên trăm họ, đất nước thái bình.

Mùa Đông tháng 10 năm Kỷ Mão (979), vua Đinh Tiên Hoàng và con trai cả Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Lê Hoàn được cử làm nhiếp chính, giúp ấu Chúa nhà Đinh giữ yên biên cương xã tắc, dẹp tan nội phản, được Thái hậu Dương Vân Nga trao áo long bào.

Năm Canh Thìn 980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Phúc. Lê Hoàn mất ngày 8 tháng 3 năm Ất Tỵ (1005) tại Cố Đô Hoa Lư- tỉnh Ninh Bình, thi hài Lê Hoàn được an táng tại Sơn Lăng, châu Trường Yên, ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi, miếu hiệu là Đại Hành Hoàng đế. 

Biên niên sự kiện chính về Lê Hoàn:

· Năm 941 (Tân Sửu): Mùa thu, tháng7, ngày 15, sinh ra Vua.

· Năm 966-967: Loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn theo giúp Nam Việt Vương Tiễn.

· Năm 971: Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân.

· Năm 980: Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu Thiên Phúc.

· Năm 981: Mùa Xuân, tháng 3, Lê Hoàn đánh tan quân Tống xâm lược.

· Năm 982: Vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, thắng lợi.

· Năm 983: Mùa xuân, Vua sai sứ sang thông hiếu Nhà Tống.

· Năm 984: Mùa Xuân, tháng 2, đúc tiền Thiên Phúc.

· Năm 986: Nhà Tống mang chế sách sang phong cho vua làm An Nam Đô hộ tĩnh hải quân tiết độ sứ Kinh triệu quận hầu.

· Năm 987: Mùa Xuân, Vua cày ruộng tịch điền ở núi Đọi.

· Năm 992: Mùa thu, tháng tám: mở đường bộ từ cửa Nam Giới đến châu Địa Lý.

· Năm 997: Mùa Xuân, tháng 4: Nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương.

· Phong vương cho các Hoàng tử vào các năm: 992, 993, 995 và 1004.

· Năm 1005: Mùa Xuân, tháng 3, vua băng ở điện Trường Xuân gọi là Đại Hành Hoàng đế. 

 Lê Hoàn và cuộc chiến chống Tống xâm lược:

Tháng 2-981, Hầu Nhân Bảo, Tôn Hoàng Hưng đến Lạng Sơn. Lê Hoàn tự mình làm tướng, cho xây thành Bình Lỗ, chẹn ải Chi Lăng. Mùa hạ năm 981, quân Tống giao chiến chém được hơn 1000 quân Việt, bắt được 200 chiếc thuyền, trú tại Ba Bộ. Hầu Nhân Bảo cùng đạo tiền quân tiến sâu vào. Tôn Toàn Hưng dẫn quân thủy và bộ tới làng Đa La không gặp Hầu Nhân Bảo, bèn trở về Ba Bộ.

Vua sai người trá hàng, chém Hầu Nhân Bảo. Trần Khâm Tộ nghe tin quân thủy thua trận, dẫn quân về. Lê Hoàn thừa thắng đuổi đánh, quân Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa. Vua bắt sống đại tướng Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đưa về Hoa Lư. Từ đó trong nước rất yên. Bầy tôi dâng tôn hiệu cho vua là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng Đế.

Ngài bèn sai sứ sang nhà Tống cống các đồ thổ sản và dâng biểu tạ lỗi. Quan Giang Nam chuyển vận sứ của nhà Tống là Hứa Trọng Tuyên đem việc Nhân Bảo thua chết tâu lên. Vua Tống xuống chiếu rút quân về, sai sứ quở trách bọn Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn. Trừng ốm chết, Soạn bị giết ở Ung Châu, Tôn Hoàng Hưng cũng bị giết bêu đầu ở chợ. 

Lê Hoàn, vị vua khởi đầu công cuộc nam chinh bình Chiêm mở cõi của Đại Việt:

Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm là Bê Mi Thuế (Paramesvaravarman) bắt giữ. Ngài sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận, bắt sống nhiều quân sĩ cùng hàng trăm tài nữ trong cung và một nhà sư Thiên Trúc [Ấn Độ], lấy các đồ quý đem về, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư.

Tống sử cho biết Lê Hoàn đã sai sứ dâng 93 tù binh Chiêm Thành cho vua Tống nhằm chứng tỏ thực lực của Đại Cồ Việt. Khi nhà vua đi đánh Chiêm, qua núi Đồng Cổ đến sông Bà Hòa, đường núi hiểm trở khó đi, bèn sai đào hải cảng mới. Năm 990, Lê Hoàn lại đem quân đánh vào châu Địa Lý (Chiêm Thành), bắt được nhiều quân dân và tịch thu nhiều của cải. Năm 995 và 997, quân Chiêm lại kéo sang đánh phá biên giới, Lê Hoàn phải cho quân đánh đuổi. 

Lê Hoàn là vị vua đầu tiên mở lễ hội cày ruộng (Lễ hội cày tịch điền): 

Lê Đại Hành nổi tiếng là vua coi trọng phát triển nông nghiệp. Năm 987, vua tổ chức cày tịch điền để làm gương, khuyến khích nhân dân chăm lo sản xuất nông nghiệp. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Đinh Hợi, mùa xuân, vua bắt đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi, được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải, được một chĩnh nhỏ bạc, vì thế đặt tên ruộng là Kim Ngân".

Lê Đại Hành là hoàng đế đầu tiên mở đầu cho một nghi lễ "tịch điền" mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. 

Lê Hoàn và buổi đầu của nền ngoại giao Đại Cồ Việt:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 đã đưa Lê Hoàn vào hàng những anh hùng dân tộc vĩ đại nhất, những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Cồ Việt - Đại Việt. Lê Hoàn chủ động đẩy mạnh quan hệ ngoại giao trong thế và lực của Đại Cồ Việt là một nước nhỏ với một nước lớn lại luôn có tham vọng bành trướng. Chính vì vậy, với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết đã buộc nhà Tống phải có sự nhìn nhận theo hướng tôn trọng. Lê Hoàn bằng tài năng và nỗ lực đã đưa quan hệ bang giao giữa Việt Nam và các triều đại Trung Quốc sang một thời kỳ mới. Việt Nam không còn quá bị khống chế, đã có tư cách là một quốc gia riêng, có tư cách tự chủ trong bang giao. 

Lê Hoàn với việc quan tâm văn hóa Phật giáo:

Trong thời gian trị vì, Lê Hoàn đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với giới thiền sư, trọng dụng họ với tư cách là những bậc thiện tri thức tiêu biểu thời bấy giờ. Chính vì vậy, các thiền sư đã được tham dự vào một số việc triều chính và hiến kế, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi cũng như phát triển nền văn hóa dân tộc, đã có những tác phẩm để lại cho đời sau. Tiêu biểu trong các bậc thiền trí ấy là Đỗ Pháp Thuận (914-990). 

Khi Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước. Thiền sư trả lời: Vận nước như mây quấn. Ta phải giữ gìn đất nước nầy như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy. Trăm họ hướng về Vua với một lòng tôn kính, vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ thành một bó mây. Thiền sư khẳng định: Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Vua là thiên tử - con trời - theo quan niệm phong kiến. 

a2.jpg( Lễ hội Đền thời Lê Hoàn năm 2019)

Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023, Kỷ niệm 1018 năm Ngày mất anh hùng dân tộc Lê Hoàn, đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và tổ chức Tuần lễ văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2023 được tổ chức ở qui mô cấp tỉnh. Cùng với phần Lễ là phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú. Thời gian được tổ chức từ ngày 24/4-28/4/2023 ( tức là từ ngày 05/3-09/3 Quý Mão). Địa điểm, tại Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023 và Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được khai mạc vào 8 giờ ngày 27/4/2023 (tức 08/3 âm lịch); Trong khuôn khổ, Lễ hội Lê Hoàn năm 2023, các nghi thức trang nghiêm của phần Lễ theo truyền thống sẽ được thực hiện như: Rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn tế lễ và phần chính lễ. Phần hội được diễn ra với Chương trình nghệ thuật " Lê Đại Hành Hoàng Đế - Chiến công ghi mãi ngàn năm " và chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Theo đó, Tuần lễ Văn hóa- Du lịch- Ẩm thực Thọ Xuân năm 2023, thời gian diễn ra từ 24-28/4/2023; dự kiến có 21 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản vật địa phương và không gian trưng bày, giới thiệu điểm đến, giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn huyện; tổ chức trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Thọ Xuân (trình diễn trò Xuân Phả, múa Pồn Pông, Cồng chiêng, Bài điếm...; thi cắm trại binh; Tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng; đốt lửa trại; tổ chức trình diễn, giới thiệu quy trình sản xuất bánh chưng nung, bánh gai, bánh lá răng bừa; hội thi làm cỗ chay tiến vua; tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng như bóng chuyền, kéo co, nhảy bao bố...; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức triển lãm, trưng bày và tuyên truyền cổ động về công tác đảm bảo an toàn giao thông năm 2023.

  

TT VH-TT-TT-DL huyện Thọ xuân



 

LÊ HOÀN - ANH HÙNG DÂN TỘC

Đăng lúc: 12/04/2023 08:02:51 (GMT+7)

Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023, Kỷ niệm 1018 năm Ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành, đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch - Ẩm thực Thọ Xuân năm 2023, chúng tôi xin được giới thiệu đôi nét về thân thế và sự nghiệp của Lê Đại Hành Hoàng đế.

 a1.jpg

( Đền thờ Lê Hoàn ở xã Xuân Lập huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa)

Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941) tại trang Kẻ Xộp, sau là sách Khả Lập, thời Đinh Tiên Hoàng có tên là Trung Lập, Châu Ái (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) trong một gia đình nông dân nghèo.

Làng Trung Lập ở vùng đất có khí thiêng sông núi tụ về, vùng đất mà lịch sử đặt tên là: Tiền tam Yên, hậu ngũ Phúc. Tiền (trước) Tam Yên là 3 làng: Yên Lãng, Yên Trường, Yên Lạc. Hậu (sau) ngũ Phúc là 5 làng: Phúc Tình, Phúc Địa, Phúc Bồi, Phúc Cương, Phúc Sơn. Trung Lập có nghĩa là đứng giữa tam Yên và ngũ Phúc, hàm ý làng được cả an và phúc.

Cha Lê Hoàn là Lê Mịch (tên khác Lê Hiền), mẹ là Đặng Thị Khiết (Sen); ông nội là Lê Lộc (Lê Tịch). Câu chuyện Vua được sinh ra có nhuốm màu truyền thuyết. Khi mới có thai, Đặng Thị chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã kết hạt, bèn lấy chia cho mọi người, còn mình thì không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào. Đến khi sinh ra Lê Hoàn, bà hiểu ra, bèn nói với mọi ngươi rằng: "Thằng bé này lớn lên, ta sợ không kịp hưởng lộc của nó". Được vài năm, cha mẹ qua đời, Lê Hoàn một mình sống trong cảnh nghèo khổ. Trong thôn có viên quan sát họ Lê trông thấy lấy làm lạ, nói: "Tư cách đứa trẻ này, người thường không sánh được", bèn nhận làm con nuôi, chăm sóc dạy dỗ, không khác gì con đẻ . Có đêm mùa đông trời rét, Lê Hoàn úp gối mà ngủ. Đêm ấy ánh sáng đẹp đầy nhà, viên quan sát lén đến xem, thì thấy con rồng vàng che ấp bên trên, vì thế lại càng thêm quý trọng Lê Hoàn.

Lê Hoàn có 5 hoàng hậu gồm Đại Thắng Minh Hoàng hậu (Dương Vân Nga), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu. Lê Đại Hành có 13 người con, trong đó có 11 hoàng tử, 1 công chúa, và 1 hoàng tử là con nuôi.

Ngày 8 tháng 3 âm lịch năm Ất Tỵ (18 tháng 4 năm 1005), Lê Hoàn mất ở điện Trường Xuân, miếu hiệu gọi là Đại Hành Hoàng Đế. 

Về sự nghiệp của Lê Hoàn:

Năm lên 6 tuổi, Lê Hoàn mồ côi cả cha lẫn mẹ, làm con nuôi cụ Lê Đột ở trang Kẻ Mía (nay là làng Phong Mỹ, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Lớn lên, Lê Hoàn tòng quân phò giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân, lập nhiều công trạng và được phong Thập đạo Tướng quân. Ông một lòng phò tá góp phần cùng Vua Đinh vỗ yên trăm họ, đất nước thái bình.

Mùa Đông tháng 10 năm Kỷ Mão (979), vua Đinh Tiên Hoàng và con trai cả Nam Việt Vương Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Lê Hoàn được cử làm nhiếp chính, giúp ấu Chúa nhà Đinh giữ yên biên cương xã tắc, dẹp tan nội phản, được Thái hậu Dương Vân Nga trao áo long bào.

Năm Canh Thìn 980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Phúc. Lê Hoàn mất ngày 8 tháng 3 năm Ất Tỵ (1005) tại Cố Đô Hoa Lư- tỉnh Ninh Bình, thi hài Lê Hoàn được an táng tại Sơn Lăng, châu Trường Yên, ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi, miếu hiệu là Đại Hành Hoàng đế. 

Biên niên sự kiện chính về Lê Hoàn:

· Năm 941 (Tân Sửu): Mùa thu, tháng7, ngày 15, sinh ra Vua.

· Năm 966-967: Loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn theo giúp Nam Việt Vương Tiễn.

· Năm 971: Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân.

· Năm 980: Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu Thiên Phúc.

· Năm 981: Mùa Xuân, tháng 3, Lê Hoàn đánh tan quân Tống xâm lược.

· Năm 982: Vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, thắng lợi.

· Năm 983: Mùa xuân, Vua sai sứ sang thông hiếu Nhà Tống.

· Năm 984: Mùa Xuân, tháng 2, đúc tiền Thiên Phúc.

· Năm 986: Nhà Tống mang chế sách sang phong cho vua làm An Nam Đô hộ tĩnh hải quân tiết độ sứ Kinh triệu quận hầu.

· Năm 987: Mùa Xuân, Vua cày ruộng tịch điền ở núi Đọi.

· Năm 992: Mùa thu, tháng tám: mở đường bộ từ cửa Nam Giới đến châu Địa Lý.

· Năm 997: Mùa Xuân, tháng 4: Nhà Tống phong vua làm Nam Bình Vương.

· Phong vương cho các Hoàng tử vào các năm: 992, 993, 995 và 1004.

· Năm 1005: Mùa Xuân, tháng 3, vua băng ở điện Trường Xuân gọi là Đại Hành Hoàng đế. 

 Lê Hoàn và cuộc chiến chống Tống xâm lược:

Tháng 2-981, Hầu Nhân Bảo, Tôn Hoàng Hưng đến Lạng Sơn. Lê Hoàn tự mình làm tướng, cho xây thành Bình Lỗ, chẹn ải Chi Lăng. Mùa hạ năm 981, quân Tống giao chiến chém được hơn 1000 quân Việt, bắt được 200 chiếc thuyền, trú tại Ba Bộ. Hầu Nhân Bảo cùng đạo tiền quân tiến sâu vào. Tôn Toàn Hưng dẫn quân thủy và bộ tới làng Đa La không gặp Hầu Nhân Bảo, bèn trở về Ba Bộ.

Vua sai người trá hàng, chém Hầu Nhân Bảo. Trần Khâm Tộ nghe tin quân thủy thua trận, dẫn quân về. Lê Hoàn thừa thắng đuổi đánh, quân Khâm Tộ thua to, chết đến quá nửa. Vua bắt sống đại tướng Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đưa về Hoa Lư. Từ đó trong nước rất yên. Bầy tôi dâng tôn hiệu cho vua là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng Đế.

Ngài bèn sai sứ sang nhà Tống cống các đồ thổ sản và dâng biểu tạ lỗi. Quan Giang Nam chuyển vận sứ của nhà Tống là Hứa Trọng Tuyên đem việc Nhân Bảo thua chết tâu lên. Vua Tống xuống chiếu rút quân về, sai sứ quở trách bọn Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn. Trừng ốm chết, Soạn bị giết ở Ung Châu, Tôn Hoàng Hưng cũng bị giết bêu đầu ở chợ. 

Lê Hoàn, vị vua khởi đầu công cuộc nam chinh bình Chiêm mở cõi của Đại Việt:

Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm là Bê Mi Thuế (Paramesvaravarman) bắt giữ. Ngài sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận, bắt sống nhiều quân sĩ cùng hàng trăm tài nữ trong cung và một nhà sư Thiên Trúc [Ấn Độ], lấy các đồ quý đem về, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư.

Tống sử cho biết Lê Hoàn đã sai sứ dâng 93 tù binh Chiêm Thành cho vua Tống nhằm chứng tỏ thực lực của Đại Cồ Việt. Khi nhà vua đi đánh Chiêm, qua núi Đồng Cổ đến sông Bà Hòa, đường núi hiểm trở khó đi, bèn sai đào hải cảng mới. Năm 990, Lê Hoàn lại đem quân đánh vào châu Địa Lý (Chiêm Thành), bắt được nhiều quân dân và tịch thu nhiều của cải. Năm 995 và 997, quân Chiêm lại kéo sang đánh phá biên giới, Lê Hoàn phải cho quân đánh đuổi. 

Lê Hoàn là vị vua đầu tiên mở lễ hội cày ruộng (Lễ hội cày tịch điền): 

Lê Đại Hành nổi tiếng là vua coi trọng phát triển nông nghiệp. Năm 987, vua tổ chức cày tịch điền để làm gương, khuyến khích nhân dân chăm lo sản xuất nông nghiệp. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Đinh Hợi, mùa xuân, vua bắt đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi, được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải, được một chĩnh nhỏ bạc, vì thế đặt tên ruộng là Kim Ngân".

Lê Đại Hành là hoàng đế đầu tiên mở đầu cho một nghi lễ "tịch điền" mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. 

Lê Hoàn và buổi đầu của nền ngoại giao Đại Cồ Việt:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 đã đưa Lê Hoàn vào hàng những anh hùng dân tộc vĩ đại nhất, những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Cồ Việt - Đại Việt. Lê Hoàn chủ động đẩy mạnh quan hệ ngoại giao trong thế và lực của Đại Cồ Việt là một nước nhỏ với một nước lớn lại luôn có tham vọng bành trướng. Chính vì vậy, với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết đã buộc nhà Tống phải có sự nhìn nhận theo hướng tôn trọng. Lê Hoàn bằng tài năng và nỗ lực đã đưa quan hệ bang giao giữa Việt Nam và các triều đại Trung Quốc sang một thời kỳ mới. Việt Nam không còn quá bị khống chế, đã có tư cách là một quốc gia riêng, có tư cách tự chủ trong bang giao. 

Lê Hoàn với việc quan tâm văn hóa Phật giáo:

Trong thời gian trị vì, Lê Hoàn đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với giới thiền sư, trọng dụng họ với tư cách là những bậc thiện tri thức tiêu biểu thời bấy giờ. Chính vì vậy, các thiền sư đã được tham dự vào một số việc triều chính và hiến kế, góp phần đánh đuổi giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi cũng như phát triển nền văn hóa dân tộc, đã có những tác phẩm để lại cho đời sau. Tiêu biểu trong các bậc thiền trí ấy là Đỗ Pháp Thuận (914-990). 

Khi Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước. Thiền sư trả lời: Vận nước như mây quấn. Ta phải giữ gìn đất nước nầy như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy. Trăm họ hướng về Vua với một lòng tôn kính, vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ thành một bó mây. Thiền sư khẳng định: Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Vua là thiên tử - con trời - theo quan niệm phong kiến. 

a2.jpg( Lễ hội Đền thời Lê Hoàn năm 2019)

Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023, Kỷ niệm 1018 năm Ngày mất anh hùng dân tộc Lê Hoàn, đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và tổ chức Tuần lễ văn hóa - Du lịch - Ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2023 được tổ chức ở qui mô cấp tỉnh. Cùng với phần Lễ là phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú. Thời gian được tổ chức từ ngày 24/4-28/4/2023 ( tức là từ ngày 05/3-09/3 Quý Mão). Địa điểm, tại Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lễ hội Đền thờ Lê Hoàn năm 2023 và Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được khai mạc vào 8 giờ ngày 27/4/2023 (tức 08/3 âm lịch); Trong khuôn khổ, Lễ hội Lê Hoàn năm 2023, các nghi thức trang nghiêm của phần Lễ theo truyền thống sẽ được thực hiện như: Rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn tế lễ và phần chính lễ. Phần hội được diễn ra với Chương trình nghệ thuật " Lê Đại Hành Hoàng Đế - Chiến công ghi mãi ngàn năm " và chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Theo đó, Tuần lễ Văn hóa- Du lịch- Ẩm thực Thọ Xuân năm 2023, thời gian diễn ra từ 24-28/4/2023; dự kiến có 21 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản vật địa phương và không gian trưng bày, giới thiệu điểm đến, giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn huyện; tổ chức trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Thọ Xuân (trình diễn trò Xuân Phả, múa Pồn Pông, Cồng chiêng, Bài điếm...; thi cắm trại binh; Tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng; đốt lửa trại; tổ chức trình diễn, giới thiệu quy trình sản xuất bánh chưng nung, bánh gai, bánh lá răng bừa; hội thi làm cỗ chay tiến vua; tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng như bóng chuyền, kéo co, nhảy bao bố...; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức triển lãm, trưng bày và tuyên truyền cổ động về công tác đảm bảo an toàn giao thông năm 2023.

  

TT VH-TT-TT-DL huyện Thọ xuân



 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính